Chiều cao cân nặng của trẻ là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Việc theo dõi chặt chẽ chiều cao cân nặng sẽ giúp cha mẹ hiểu được sức khoẻ con cái và tìm ra chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất. Cùng Meyeucon.vn tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên tắc đo chiều cao cân nặng của trẻ
Nguyên tắc đo chiều cao
Sử dụng thước đo chuyên dụng để xác định chiều cao chính xác cho trẻ:
– Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh của thước đo
– Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà.
– Một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng.
– Đóc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ
Nguyên tắc đo cân nặng
Bạn có thể sử dụng các loại cân tùy theo điều kiện và nhu cầu: Cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ. Các mẹ cần lưu ý, cân phải có độ nhạy (thường độ chia tối thiểu cần đạt 0,1 kg) và đảm bảo độ chính xác.
Vị trí đặt cân phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt.
Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống.
Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn (ví dụ như xà nhà). Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra. dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân.
2. Chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO
Trẻ mới sinh
Trung bình dài 50cm, nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
Trẻ chào đời – 4 ngày tuổi
Cân nặng của bé yêu giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
5 ngày – 3 tháng tuổi
Trong suốt khoảng thời gian này, trung bình mỗi ngày bé yêu tăng khoảng 15 – 28g. Bé sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau 2 tuần tuổi.
3 – 6 tháng tuổi
Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
7 – 12 tháng tuổi
Cân nặng của bé yêu sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu bé bú mẹ, cân nặng của bé sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này.
Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi.
Trước khi bé tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
1 tuổi
Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
2 tuổi
Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
3 – 4 tuổi
Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều.
Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
5 tuổi trở lên
Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh.
Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
Hy vọng những thông tịn trên bài về chiều cao cân nặng của trẻ hữu ích với người đọc. Các mẹ đừng quên theo dõi thường xuyên để đảm bảo sức khỏe con nhỏ.