Bệnh viêm thực quản là bệnh lý thường gặp, bạn cần có hiểu biết về bệnh để biết cách phòng ngừa, điều trị sớm. Cùng meyeucon.vn tìm hiểu nhé!
1.Viêm thực quản là bệnh gì?
Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong những trường hợp khác, bệnh có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.
2. Những dấu hiệu viêm thực quản
Đau tức ngực: Khi thấy có những cơn đau quanh khu vực thượng vị, giữa vùng ức gây dấu hiệu khó chịu sau các bữa ăn.
Ợ hơi, ợ chua: Đây là biểu hiện của người bị viêm thực quản khi đói Đây là hiện tượng đặc biệt cần được chú ý
Buồn nôn, tiết nước bọt: Đồ ăn và dịch trào ngược lên thực quản gây dấu hiệu buồn nôn để trung hòa lượng axit từ dạ dày cơ thể tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường.
Đau họng: Viêm thực quản trào ngược độ a cũng khiến cho dây thanh quản bị tác động dẫn đến viêm sưng và đau họng, khàn tiếng.
Khó nuốt, đắng miệng: Nếu bạn có cảm khác nuốt nước bọt khó khăn thì hay nghĩ đến bệnh này nhé
Nếu gặp phải một trong số các triệu trứng biểu hiên của bệnh này, người bệnh cần ngay lập tức tới các cơ sở y tế uy tín để được khám sức khỏe và hướng dẫn phương pháp chữa trị viêm thực quản tốt nhất.
3.Nguyên nhân gây bệnh viêm thực quản
Viêm thực quản trào ngược: Đây là nguyên nhân gây viêm thực quản thường gặp nhất, và đa số mọi người hay nhẫm lẫn viêm thực quản trào ngược và bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một.
Nhưng thực chất, trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều nguy hại trong số đó có tình trạng viêm mãn tính và tổn thương mô trong thực quản, hay nói cách khác đây là một biến chứng do tình trạng axit trào ngược thường xuyên hoặc liên tục gây nên.
Viêm thực quản do thuốc: Một số loại thuốc dạng uống làm tổn thương mô khi tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài như: Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như ibuprofen và naproxen..
Viêm thực quản bạch cầu ái toan: Do nồng độ cao của các tế bào bạch cầu trong thực quản, nhiều khả năng để đáp ứng với tác nhân gây dị ứng làm xuất hiện chứng viêm thực quản bạch cầu ái toan. Các chất gây dị ứng có thể từ: sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và thịt bò..
Viêm thực quản truyền nhiễm: Tác nhân gây nhiễm trùng thực quản có thể là vi khuẩn, siêu vi, nấm (thường gặp nhất là nấm Candida albicans) hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản. Nếu bị cái này là tương đối hiếm và thường xảy ra ở những người có chức năng hệ thống miễn dịch kém, như những người mắc căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS
4.Điều trị bệnh viêm thực quản
Điều trị viêm thực quản gồm có 2 phương pháp:
Điều trị nội khoa
Các nhóm thuốc điều trị trong điều trị bệnh như:
- Các thuốc ức chế thụ thể H2: ức chế kéo dài bài tiết dịch vị ban đêm, dễ uống và khá an toàn.
- Các thuốc ức chế bơm proton
- Thuốc chống trào ngược
- Thuốc bảo vệ niêm mạc
Điều trị ngoại khoa
- Làm giảm trào ngược bằng cách tạo ra một nắp van giúp thức ăn đi một chiều từ thực quản xuống dạ dày.
- Phẫu thuật được chỉ định khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, chảy máu cấp hoặc hẹp thực quản.
Trên đây là những thông tin về viêm thực quản mà bài viết chia sẻ đến bạn, nếu bạn thấy có những biểu hiện trên thì nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán nhé!