Trẻ sơ sinh hay nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến và thông thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Và để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ, mời bạn tham khảo các thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây tại chuyên mục nuôi dạy con nhé!
1. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Nôn trớ là biểu hiện khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản rồi trào ra miệng. Hiện tượng nôn trớ thường gặp hầu hết ở các trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ ăn no, vặn mình. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nôn trớ cũng chính là biểu hiện của một bệnh lý, và thường đi kèm với những dấu hiệu khác như:
Bị chướng bụng
Khóc thét khi đang bú
Đau quặn bụng, ưỡn bụng
Rơi vào trạng thái lơ mơ
Có hiện tượng bị co giật
Mất nước, khô miệng
Bãi nôn có xuất hiện máu hoặc có màu vàng, màu xanh
Nôn trớ khi bú có thể là biểu hiện của một số các bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột, thiếu canxi,… Do vậy, không nên chủ quan, cần phải theo dõi biểu hiện, cân nặng của trẻ. Ngoài ra, cần phải lưu ý thực đơn của trẻ xem có thiếu một số chất nào không để có thể bổ sung kịp thời.
2. Làm gì khi trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Chia nhỏ khẩu phần của bé
So với những bé lớn, thì hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho trẻ bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt ở mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Cho bé bú đúng cách
“Cho bé bú thế nào đúng cách?” – Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc nhất là những người mới làm mẹ. Và dưới đây là một số hướng dẫn cho các mẹ.
Với những trẻ bú mẹ: Khi mới bắt đầu bú nên mẹ nên cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải cho bé vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa mẹ sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài.
Với những bé bú bình: Mẹ cần phải giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh tình trạng để bình sữa nằm nghiêng khiến bé nuốt nhiều hơi gây ra hiện tượng trào ngược.
Massage quanh rốn
Mẹ cần massage quanh rốn nhẹ nhàng giúp làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ. massage bụng mạnh và đi sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm tình trạng chướng bụng và nôn trớ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần biết tư thế bú đúng cách và cách ngậm bắt vú đúng.
Nới lỏng quần áo
Mặc quần áo chật hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng chính là nguyên nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc quần áo càng thoáng càng tốt và nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng cho cho bé ăn hay bú.
Tư thế ngủ đúng cho bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp cho bé ngủ ngon hơn mà cũng là cách giúp cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng cao đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không bị trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Dùng gừng tươi trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh:
Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và sau đó cắt thành lát mỏng. Bố ngậm từng lát gừng rồi hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng ngậm gừng tươi rồi hà vào vùng lưng, gáy bé. Bố mẹ thay nhau thực hiện cách này trong vòng 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái liên tục.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đối với hiện tượng nôn trớ do chế độ dinh dưỡng sai cách, mẹ không nên ép bé ăn vì điều này sẽ làm bé sợ hãi và nôn trớ nhiều hơn, chỉ nên cho bé ăn vừa đủ, không quá no. Nhớ rằng khi đưa thức ăn vào trong miệng của bé, mẹ cần tránh để muỗng ăn ở lâu trong miệng của bé vì như thế sẽ tạo phản xạ nôn.
Trên đây là chia sẻ những kiến thức cần thiết để chăm sóc, theo dõi và xử trí trẻ sơ sinh hay nôn trớ và cách phòng tránh trẻ bị nôn trớ do các sai lầm trong chế độ cho ăn và chăm sóc trẻ. Các bà mẹ hãy thực hành tốt được những điểm này sẽ giúp cho con không bị gián đoạn trong quá trình phát triển cũng như tránh được các hậu quả đáng tiếc do sặc phải chất nôn trớ.