Nguyên nhân trào ngược dạ dày bắt nguồn chủ yếu do những tổn thương tại vùng thực quản, dạ dày và thoát vị hoành. Trào ngược dạ dày kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Do suy cơ thắt dưới thực quản
Cơ thắt dưới thực quản là khu vực cơ thấp nhất, nối liền thực quản và dạ dày. Thông thường cơ thắt chỉ giãn nở khi ta nuốt thức ăn, sau đó co thắt và đóng kín lại. Cơ ché này giúp ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thế nhưng vẫn có lúc cơ thắt dưới bị suy yếu khiến dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Từ đó gây ra chứng trào ngược dạ dày. Tìm hiểu sâu hơn, tình trạng suy cơ thắt dưới thực quản xuất hiện do:
- Rối loạn nhu động thực quản, giảm tiết nước bọt (hút thuốc lá,..)
- Sử dụng các thuốc kích thích β thụ cảm, ức chế α, kháng tiết choline, theophylline
- Sử dụng các chất kích thích cafein, rượu, thuốc lá, chocolate hay thức ăn nhiều mỡ.
Thoát vị hoành
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thứ hai đến từ tình trạng thoát vị hoành. Cơ hoành là cơ phân chia khoang ngực và khoang ngực. Cơ này tồn tại để tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản từ đó ngăn cản trào ngược dạ dày. Khi bị cơ hoành bị thoát vị, một phần dạ dày đè lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm ăn khớp cùng mức với cơ hoành nên rất dễ dẫn đến trào ngược.
Nguyên nhân do dạ dày tổn thương
Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Thức ăn bị ứ đọng quá lâu tại dạ dày do bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày khiến quá trình tiêu hóa trì trệ. Các chất trong dạ dày chậm lưu thông làm tăng áp lực lên dạ dày. Khi đó, nếu ho, hắt hơi cũng làm tăng áp lực lên ổ bụng một cách đột ngột. Từ đó khiến cho trào ngược dạ dày xuất hiện.
Một số nguyên nhân phổ biến khác
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán, hoa quả có tính axit cao khi đói. Ăn quá no, ăn đêm thường xuyên cũng gây áp lực lên thực quản. Tạo tiền đề cho trào ngược dạ dày.
- Béo phì: Cân nặng hay lớp mỡ bụng cũng làm tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Axit dạ dày và các chất tồn đọng trong thực quản dễ trào ngược hơn.
- Căng thẳng, mệt mỏi sản sinh thêm Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả
Để điều trị trào ngược dạ dày, bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt. Nhất là thói quen ăn uống kết hợp cùng phương pháp điều trị nội, ngoại khoa.
Trong đó, nên áp dụng các phương pháp sau để cải thiện chứng trào ngược từ bên trong:
- Ăn chậm nhai kỹ, ăn từng bữa nhỏ. Ăn ít thường xuyên, chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu tính axit. Nên chọn các thực phẩm có tính kiềm như bánh mì, bột yến mạch…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ có gas…
- Giữ cân nặng ổn định, hợp lý với thể trạng
- Không ngồi hay hoạt động tốn sức ngay sau khi ăn
- Vận động thể thao thường xuyên, duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày xuất hiện chủ yếu do thói quen sinh hoạt xấu gây tổn thương cho dạ dày và thực quản. Do vậy, cách tốt nhất để điều trị là cải thiện lối sống để bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay.