Dấu hiệu viêm nướu răng ở trẻ và cách chăm sóc trẻ

0
1095

Viêm nướu răng ở trẻ là một loại bênh lý mà trẻ em thường gặp . Việc nhận biết được những dấu hiệu và sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Từ đó biết cách để phòng tránh bệnh tốt nhất.

1.Viêm nướu răng là gì?

Bệnh nướu răng diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau, nguyên nhân chính là từ độc tố do vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ.

2. Nguyên nhân viêm nướu răng ở trẻ em

Dấu hiệu viêm nướu răng ở trẻ
Dấu hiệu viêm nướu răng ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm nướu răng ở trẻ là việc vệ sinh răng miệng cho trẻ không sạch sẽ dẫn đến viêm nướu

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là một yếu tố rất lớn góp phần gây ra viêm nướu răng ở trẻ: hay ăn vặt, thích ăn nhiều loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas, đồ chiên rán, …nhiều bé còn có thói quen ăn uống trước khi đi ngủ mà không chải răng.

Ngoài ra, viêm nướu còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như: cơ thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, dùng thuốc không đúng cách…

3.Biểu hiện viêm nướu răng ở trẻ

– Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng; nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức độ năng hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên.

– Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất hay bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

– Kiểm tra bàn chải đánh răng, của trẻ sau khi trẻ đánh răng để xem, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.

Đồng thời trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bố mẹ nên để ý đến con mình thật kỹ nếu thấy các biểu hiện này

4.Cách chăm sóc trẻ vị viêm nướu răng

Khi bị viêm nướu răng, bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám sức khỏe răng miệng ngay. Việc tự ý chữa thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài, việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến viêm nha chu.

Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa, bạn có thể tự pha chế nước muối và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.

Như vậy, mẹ yêu con khuyên các bậc phụ huynh, để trẻ nhà bạn không bị viêm nướu thì nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng và ăn uống cho trẻ, để trẻ có được hàm răng khỏe mạnh, và trắng sáng.

Khi tuổi càng cao thì quá trình sản sinh collagen cũng giảm dần và cấu trúc collagen mất khả năng liên kết, đàn hồi khiến da mất linh hoạt và nếp nhăn bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, hàng triệu phụ nữ Nhật đã sử dụng collagen để bổ sung lượng collagen bắt đầu thiếu hụt qua các dạng tiêm collagen, uống collagen, collagen dạng viên, collagen dạng nước, collagen dạng bột… Vậy giữa hàng trăm các thương hiệu collagen của Nhật này thì Collagen Nhật Bản loại nào tốt nhất
Đối với da, collagen như là một chất keo kết nối các tế bào, là chất quan trọng để duy trì, cải thiện độ săn chắc, rạng ngời của làn da. Từ 25 tuổi trở đi, lượng collagen trong cơ thể dần bị mất đi kéo theo sự xuất hiện của nếp nhăn, lão hóa da, nám da, sạm da. Do đó, bổ sung collagen là việc làm rất cần thiết để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.