Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh lý này xuất hiện do nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng nguy hiểm đến cuộc sống của người bệnh. Cùng meyeucon tìm hiểu về căn bệnh này ngay sau đây.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý miễn dịch, gây rối loạn đông máu. Dẫn đến thiếu máu và giảm tiểu cầu miễn dịch. Khi cơ thể bị tấn công bởi virus, vi khuẩn, các tế bào bạch cầu sẽ tạo ra các chất kháng thể để chống lại vật thể lạ.
Ngược lại, người nhiễm xuất huyết giảm tiểu cầu, cơ thể họ tự sinh ra một loại kháng thể chống lại tiểu cầu. Tức là vô hiệu hóa hoạt động của tiểu cầu, làm giảm và phá hủy hoạt động của tiểu cầu. Do vậy, người bệnh thường dễ bị chảy máu ngay cả do tác động nhẹ và khó đông máu hơn người thường.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu do di truyền. Bệnh này tồn tại dưới dạng gen lặn. Cha mẹ có thể không có triệu chứng bệnh nhưng sinh con có thể bị.
- Người bệnh bị lây nhiễm từ nguồn khác ví dụ như do bị nhiễm HIV, cấy ghép tế bào gốc ở máu và tủy… Hoặc bẩm sinh do lây từ mẹ bị ung thư hoặc nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi nhiễm bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu như: người có vết bầm tím trải rộng. Đốm đỏ tím dưới da như phát ban, dễ chảy máu, người mệt mỏi, nhợt nhạt… Thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Về cơ bản có 3 phương pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tùy thuộc vào tình trạng bệnh bao gồm:
- Sử dụng huyết tương: Đây là phương pháp điều trị thông thường. Huyết tương có chứa các yếu tốt cần thiết cho sự đông máu. Trao đổi huyết tương từ người khỏe mạnh sang người bệnh để cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh có thể phải điều trị mỗi ngày. Thực hiện cho tới khi có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
- Dùng thuốc: Khi huyết tương không còn tác dụng, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để triều trị. Các loại thuốc này sẽ ngăn cơ thể phá hủy tiểu cầu. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của tiểu cầu, chống lại tác nhân gây bệnh.
- Can thiệp phẫu thuật: Cắt bỏ lá lách của người bệnh để ngăn chặn quá trình phá hủy tiểu cầu.
Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh tự miễn hiếm gặp với phương pháp bệnh còn hạn chế. Bên cạnh những triệu chứng trên đây, bạn cần quan sát sự thay đổi của cơ thể. Duy trì lối sống lành mạnh. Và ngay khi phát hiện dấu hiệu cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tham khảo các bài viết sau để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình:
Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán
Ung thư vòng họng là gì? Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết sớm nhất