Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nguyên nhân và các giải pháp

0
1775

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là tình trạng không hiếm gặp và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để giúp bé không còn bị xì hơi nhiều, mời bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục thông qua bài viết sau đây tại chuyên mục nuôi dạy con nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều:

Trong 0 – 6 tháng tuổi, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc là bổ sung thêm sữa công thức và được cho uống bằng bình có núm vú. Trong quá trình bú, bé có thể hít không khí từ bên ngoài vào bụng gây ọc ạch hoặc đầy hơi.

Nếu trong thực đơn của mẹ có nhiều thực phẩm gây khó tiêu như: trà, cà phê, sô-cô-la, các loại hạt, đậu đỗ… thì khi bé bú, các chất có chứa trong những thực phẩm này sẽ theo dòng sữa mẹ và được bé bú vào. Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ khó khăn khi phải tiếp nhận những chất này gây đầy bụng, khó tiêu, xì hơi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Với những bé uống sữa công thức, nếu bé không hợp với sữa hoặc tỉ lệ pha không đúng, bé cũng có thể sẽ gặp phải tình huống này.

2. Giải pháp giúp trẻ sơ giảm xì hơi

Xì hơi nhiều không phải là bệnh do đó mẹ hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi rắc rối này ngay tại nhà. Một số phương pháp đơn giản mẹ có thể áp dụng để giúp bé giảm tình trạng này như sau:

Massage bụng

Massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ nhằm kích thích nhu động ruột, từ đó bé sẽ dễ dàng tống hơi ra nhiều qua đường hậu môn. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa cầm 2 chân của bé và chuyển động giống như đang tập xe đạp cũng sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nguyên nhân và các giải pháp
Giải pháp giúp trẻ không còn xì hơi nhiều

Đừng quên vỗ ợ hơi cho bé

Để tránh “xì hơi” cho bé thì mẹ nên nhớ hãy vỗ ợ hơi cho con thường xuyên. Nếu là bú bình thì sau khi bé bú hết 100ml sữa thì hãy vỗ một lần, nếu là bú mẹ thì có thể vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú xong một bên ngực mẹ.

Có thể cho bé bú một góc nghiêng 45º. Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé như sau:

– Bế bé lên vai: Đặt một chiếc khăn vải lên vai mẹ và đỡ bé với tư thế thẳng, nghiêng mặt bé vào vai mẹ. Vỗ nhẹ nhàng hoặc chà sát nhẹ vào lưng của bé đễ giúp cho bé ợ hơi. Không vỗ quá mạnh.

– Đặt bé trong lòng mẹ: Kê một chiếc khăn vải lên trên lòng mẹ rồi đặt bé nằm sấp xuống. Nhẹ nhàng vỗ hoặc chà sát nhẹ nhàng vào lưng bé, giúp bé ợ hơi.

– Bé ngồi trong lòng mẹ: Giữ cho bé ngồi thẳng trong lòng của mẹ. Dùng một tay mẹ nhẹ nhàng nâng cằm của bé lên, còn tay kia thì vỗ nhẹ vào lưng bé.

Tư thế đạp xe

Cho bé nằm ngửa và mẹ hãy cẩn thận nắm lấy chân bé và di chuyển như thể bé đang chạy xe đạp.

Chườm nước ấm

Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm với nước ấm rồi chườm lên bụng bé để giúp bé thoải mái hơn.

Cho bú đúng cách

Nếu bạn không cho bé bú đúng cách và đúng tư thế, thì rất có thể em bé của bạn sẽ hít nhiều không khí. Bụng của bé sẽ bị đầy hơi. Em bé cũng có thể nôn trớ hoặc ói sữa sau khi cho ăn. Cho con bú đúng cách nhằm giúp giảm thiểu túi khí. Nó cũng sẽ ngăn chặn được các cơn đau bụng có thể gây ra cho con.

Chọn bình sữa

Mẹ nên chọn những chiếc bình sữa được thiết kế nhằm hạn chế lượng không khí bên ngoài lọt vào bình. Một số bình sữa có lỗ chảy sữa quá nhỏ khiến cho bé mút sữa khó, đồng thời nuốt vào nhiều không khí hơn thì mẹ không nên chọn.

Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Chế độ ăn uống của những bà mẹ đang cho con bú vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà các con sẽ bú. Nếu mẹ ăn những thức ăn không đảm bảo, khó tiêu thì con cũng sẽ dễ bị đầy bụng. Vì vậy, nếu thấy con mình bị xì hơi nhiều thì nên kiểm tra lại thực đơn ăn uống của mình để điều chỉnh sao cho tốt với con mình nhất.

>>> Trẻ sơ sinh rụng tóc

>>> Trẻ sơ sinh hay nôn trớ

Nhìn chung, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hay đánh rắm nhiều là vấn đề tiêu hóa thường thấy ở bé trong những năm đầu đời. Mẹ không cần pahir quá lo lắng nhưng cần phải theo dõi và xử lý để giúp bé không cảm thấy khó chịu, quấy khóc.