Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và những điều cần biết

0
1154

Nhiễm khuẩn đường ruột nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Cùng mẹ yêu con tìm hiểu nhé!

1.Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ. Do đó, có biện pháp chăm sóc, điều trị thích hợp và kịp thời là yêu cầu bắt buộc dành cho các bậc cha mẹ để giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

2.Dấu hiệu nhận biết khi trẻ nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và những điều cần biết
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và những điều cần biết

Mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị.

– Con yêu quấy khóc, đau bụng dữ dội đi kèm theo triệu chứng sốt (nhẹ hay nặng), buồn nôn hoặc nôn nhiều.

– Bé bị đi phân lỏng có thể lẫn với chất nhầy hay bạch cầu nhiều lần trong ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước, xanh xao, hốc hác và kèm theo triệu chứng sốt.

– Tuỳ theo thể trạng từng bé, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 5 ngày hay cũng có thể từ 1 đến 10 ngày.

3.Biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

Các biến chứng của các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ gồm đau cơ bắp, sốt cao, không có khả năng kiểm soát chuyển động ruột.

Một số vi khuẩn còn có thể gây ảnh hưởng tới thận, thiếu máu và làm chảy máu trong đường ruột. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tổn thương tới não và dẫn tới tử vong.

4.Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, một số bà mẹ không hiểu biết, khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa lại kiêng khem quá mức khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và khó hồi phục bệnh. Vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ lúc này là quan trọng.

Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tăng thêm bữa bú và  thời gian bú. Trẻ không bú được, vắt sữa mẹ và cho ăn bằng thìa.

Đối với trẻ đã ăn dặm, cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây. Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

Cho trẻ uống thêm nước: nước hoa quả tươi, nước sôi để nguội và nước oresol pha đúng cách để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.

5.Phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị bệnh.
  • Lựa chọn thức ăn tươi ngon, rửa sạch và nấu chín. Hạn chế ăn những đồ sống, uống sữa chưa tiệt trùng.
  • Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, phân loại các thực phẩm và dụng cụ riêng và để ngăn nắp.
  • Sử dụng các loại thớt và dao riêng cho đồ chín và đồ sống.
  • Bảo quản thức ăn cẩn thận, nên sử dụng trong vài giờ.
  • Nên mang nước uống đóng chai khi đi xa.

Bạn cần có vốn kiên thức về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột để bảo vệ sức khỏe của con mình nhé!