Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân và cách điều trị

0
1028

Hội chứng ruột kích thích là một trong những căn bệnh về đường ruột thường gặp ngày nay. Tuy nó không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng sẽ để lại những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng Meyeucon tìm hiểu kĩ hơn hội chứng này qua bài sau. 

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích 

Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này vẫn chưa được xác định. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà các chuyên gia sức khỏe tin rằng chúng là “kẻ thù” của con người:

– Thực phẩm: Trên thực tế, sự liên quan giữa dị ứng thực phẩm hay chứng không dung nạp lactose và hội chứng ruột kích thích chưa được chứng minh một cách cụ thể. Tuy nhiên một số trường hợp khi tiếp nhận thực phẩm tạo ra hiện tượng kích thích ruột nghiêm trọng. 

– Căng thẳng lâu ngày hoặc ức chế tinh thần

– Kinh nguyệt không đều hoặc thay đổi hormone đột ngột

– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

– Tác dụng phụ khi dùng thuốc

– Yếu tố di truyền.

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích 

Thay đổi thói quen đi tiêu

– Táo bón khiến phân cứng và nhỏ, đại tiện đau. Không giảm khi dùng thuốc nhuận trường.

– Tiêu chảy, phân lỏng, ít, mót đi tiêu, tiêu són, tiêu nhiều lần.

– Mót đi tiểu sau khi ăn.

Đau bụng

– Những cơn đau cấp tính xảy ra trên nền của cơn đau âm ỉ thường xuyên.

– Ăn có thể khởi phát cơn đau. Đi tiêu có thể giảm bớt cơn đau nhưng không hoàn toàn.

Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân và cách điều trị

Chướng bụng 

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy chướng bụng. Nó có biểu hiện gia tăng vòng bụng suốt ngày. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt.

Một số triệu chứng khác

– Khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng tình dục (kể cả giao hợp đau và giảm ham muốn tình dục), tiểu nhiều và mót tiểu.

– Các triệu chứng có thể nặng hơn khi gần chu kỳ kinh nguyệt.

3. Chẩn đoán chứng ruột kích thích 

Các bác sĩ có thể chẩn đoán IBS qua những triệu chứng của bạn. Tuy nhiên cũng có một số phương pháp để phân biệt với các nguyên nhân khác như:

– Xét nghiệm phân để loại trừ nhiễm trùng

– Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu và loại trừ bệnh celiac

– Nội soi đại tràng, …

4. Cách điều trị chứng ruột kích thích 

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Tùy vào triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp:

– Ở bệnh nhân bị táo bón: sử dụng thuốc chống táo bón kết hợp với bổ sung chất xơ làm mềm khối phân, giúp đi tiêu tốt hơn.

– Đối với người đi ngoài lỏng sẽ điều trị bằng thuốc cầm tiêu chảy.

– Trường hợp đau bụng thường xuyên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống co thắt đường ruột.

Các loại thuốc trên giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng: gan, thận, dạ dày… Vậy nên cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Áp dụng một số bài thuốc dân gian

– Cây lược vàng: 

Cách đơn giản nhất là nhai sống lá lược vàng trước mỗi bữa ăn. Ngoài ra, chúng ta có thể cắt nhỏ lá cho vào bình thủy tinh cùng 1 lit nước sôi và uống nhiều lần trong ngày.

– Hoa chuối: 

Người bệnh có thể sử dụng hoa chuối để khắc phục hội chứng này như sau: Dùng hoa chuối, sắc lấy nước, để nguội, khi uống hòa với 1 chén rượu trắng.

Hoặc cách khác: 10g hoa chuối, 30g gạo, nấu với 1 quả tim lợn, ăn trong 10 ngày liên tiếp.

– Củ riềng: 

Cách 1: Chuẩn bị 50g rễ và vỏ củ riềng kết hợp với 6g gừng khô. Đem đun sôi kỹ lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

Cách 2: 20g riềng tươi, 20g lá lốt, sắc lấy nước uống hằng ngày, thay cho nước lọc.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân và cách điều trị hội chứng ruột kích thích hữu ích với người đọc.