Trẻ 3 tháng tuổi phát triển như thế nào? Đây là giai đoạn đầu đời, mẹ sẽ cảm thấy thú vị với những phản ứng mới của bé. Bên cạnh đó, cũng có một số lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc trẻ thời điểm này. Cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây của Meyeucon nhé.
1. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi
Trí não
Ở giai đoạn này, trí não của trẻ hình thành và phát triển một cách rõ rệt. Điều này được thể hiện qua phương pháp thử sai. Ví dụ như khi trẻ khóc, chúng muốn mọi người đều chú ý. Khi bé cười, hãy cười lại với bé.
Đây cũng là lý do cho việc trẻ hay nhìn vào bàn tay mình. Chúng thường co duỗi ngón tay và quơ lên không trung.
Những món đồ chơi treo trên đầu sẽ cực kì thu hút với trẻ. Chúng cảm thấy kích thích và tò mò không biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra.
Kỹ năng vận động
Cuối giai đoạn này, cổ và hệ cơ của trẻ bắt đầu cứng cáp hơn. Vậy nên, chúng dễ kiểm soát những động tác khó và có thể chơi các trò như máy bay.
Đặc biệt, bạn sẽ cảm thấy thực sự ngạc nhiên khi trẻ có thể tự nâng người của mình lên bằng tay để quan sát xung quanh. Trước đó, trẻ chỉ vận động theo phản xạ và thực hiện một số động tác đơn giản ngẫu nhiên.
Ở bé giai đoạn này cũng có thể tập trung sức lực để đập và nắm lấy những món đồ chơi được treo phía trên đầu. Chân của trẻ 3 tháng tuổi trở nên khỏe hơn và bắt đầu đạp, đá loạn xạ khi nằm ngửa. Thậm chí trẻ còn có thể bất ngờ lật mình từ nằm ngửa sang nằm sấp. Hay còn gọi là lẫy.
Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ đơn thuần để bộc lộ cảm xúc, tiếng khóc của trẻ giờ đây còn có thể hiểu là một hành động có chủ đích để thu hút sự chú ý của bạn. Bên cạnh đó, trẻ vẫn sẽ tiếp tục “ê a”, la hét, lẩm bẩm và thậm chí cười khúc khích.
Trẻ không chỉ bắt chước ngày càng nhiều những âm thanh mà còn “sao chép” cả nét mặt và cử động của bạn. Đây là một biểu hiện rõ nét cho thấy trẻ đang cố gắng học cách giao tiếp với mọi người.
Vào cuối giai đoạn này, tình trạng quấy khóc do bị đau bụng sẽ giảm dần ở hầu hết các trẻ. Nhưng đối với một số ít, hội chứng này sẽ vẫn còn tiếp diễn trong một ít tháng nữa.
2. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Về chế độ dinh dưỡng
Nguồn sữa là dinh dưỡng duy nhất trong giai đoạn này để phát triển cả về thể chất và trí não.
Các mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu. Mẹ nên chú ý khi nào trẻ có dấu hiệu đói và cho trẻ bú đúng lúc nhằm hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn. Giai đoạn sơ sinh được đánh giá là “giai đoạn vàng” để cho trẻ phát triển về thể chất cũng như trí não và kỹ năng.
Ở trẻ bắt đầu xuất hiện thêm nhiều biểu hiện như: nhanh đói, ngủ nhiều hơn, tăng cân nhanh, và thường có những biểu hiện khác lạ khác như: quấy khóc, cáu gắt,…
Một điều quan trọng khác mẹ cần lưu ý, nên thường xuyên tắm nắng cho trẻ để cung cấp lượng vitamin D cần thiết.
Về giấc ngủ
Giấc ngủ cũng được đánh giá là một phần quan trọng trong việc nuôi dạy bé. Thời gian ngủ nhằm giúp trẻ lấy lại năng lượng để phát triển tốt hơn. Đồng thời, ngủ cũng là thời gian để sản sinh ra các hormone tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ cần phải đảm bảo về giấc ngủ của trẻ.
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần ngủ khoảng 15 tiếng/ ngày. Ban đêm ngủ 10 tiếng và ban ngày là 5 tiếng. Phòng ngủ của bé nên thoáng, yên tĩnh, phân bổ ánh sáng phù hợp. Điều này giúp giấc ngủ của trẻ được sâu và chất lượng hơn.
Hy vọng những thông tin trên bài về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi hữu ích với người đọc.