Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

0
1177

Trẻ sơ sinh thở khò khè là một trong những triệu chứng biểu hiện mà các mẹ hay thấy ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến và cha mẹ cần phải chú ý đến con để khi thấy các biểu hiện lạ còn chăm sóc con tốt nhất.

1.Trẻ sơ sinh thở khò khè là gì ?

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới . Thở khò khè hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản có kích thước còn nhỏ, lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm

2. Nguyên nhân có thể làm trẻ sơ sinh thở khò khè?

Hen suyễn

Hen suyễn là một trong các nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị thở khò khè. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa. Khi đấy, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

Viêm tiểu phế quản

Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể xảy ra, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh trong những tháng mùa đông. Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra.Viêm tiểu phế quản sẽ dẫn tới hiện tượng trẻ bị thở khò khè

Viêm phổi

Viêm phổi là nguyên nhân gây ra tinh trạng thở khò khè ở trẻ. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là: Dị vật đường thở dẫn đến dẫn đến trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản )… Trong trường hợp này, bé có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.

3.Những biểu hiện thở khò khè nghiêm trọng mà các mẹ yêu con cần lưu ý

Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao?

Những dấu hiệu đáng lo ngại khi thấy trẻ thở khò khè

  • Tăng nhịp thở liên tục (hơn 60 lần/phút);
  • Tăng thực hiện các cử động để thở như lỗ mũi phập phồng liên tục khi hít vào – thở ra và những cơ ở ngực (dưới xương sườn) co kéo nhiều hơn bình thường;
  • Xuất hiện chứng xanh tím. Tình trạng này cho thấy máu không nhận đủ oxy từ phổi, nhận thấy rõ nhất ở vùng mà máu đi qua nhiều như môi và lưỡi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bàn tay và chân của trẻ sơ sinh tái xanh nhưng các bộ phận còn lại vẫn bình thường. Đây không phải là biểu hiện của chứng xanh tím mà chỉ là phản ứng phổ biến của cơ thể với sự thay đổi khí hậu;
  • Trẻ sơ sinh lười ti
  • Xảy ra tình trạng hôn mê nếu trẻ có những vấn đề nghiêm trọng về phổi;
  • Hiện tượng sốt cao

3. Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ sơ sinh thở khò khè

– Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, không để ứ đọng đờm trong khoang mũi.

– Giữ ấm cho trẻ: các mẹ nên giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.

– Sử dụng máy làm ẩm không khí: loại máy này giúp tăng thêm độ ẩm cho không khí. Nó giúp nới lỏng bất kỳ tắc nghẽn nào trong đường hô hấp, có khả năng làm giảm thở khò khè.
– Cho bé uống nhiều nước: nếu trẻ bị thở khò khè do nhiễm trùng, cần cung cấp nước đầy đủ cho bé. Đảm bảo em bé có đủ chất lỏng để tạo chất nhầy giúp làm sạch mũi.

Khi trẻ sơ sinh thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.