Bệnh sởi ở trẻ em: những điều mà cha mẹ cần biết?

0
1116

Bệnh sởi ở trẻ em là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bởi vậy mà các mẹ yêu con nên biết những kiến thức về bệnh này để bảo vệ con một cách tốt nhất.

1.Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, nhất là ở trẻ em. Triệu chứng điển hình của sởi là phát ban và thường khởi phát từ 7 – 14 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài từ 4 đến 10 ngày. Đây là một trong những bệnh dễ lây lan và gây tử vong cho trẻ nhỏ.

2. Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có diễn biến nhanh?

Khoảng thời gian rất dễ bùng phát cho bệnh sởi ở trẻ em phát triển thường rơi vào mùa đông xuân. Tuy vậy, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (virus sởi thoát ra ngoài khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi…). Cho nên, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những địa điểm đông người như: văn phòng, trường học, khu dân cư….từ đó trở thành dịch.

3. Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em

  • Khi trẻ Sốt cao trên 39°C
  • Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

Các nốt ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ hai ở ngực lưng cánh tay, ngày thứ ba ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

4. Nguyên nhân gây bệnh sởi

– Do lây qua đường hô hấp.

– Lây trực tiếp khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…

– Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với người bệnh sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.

5.Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách như nào?

– Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh

– Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt nước uống giàu vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi

– Hãy để trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn

– Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Trẻ em bị sởi nên được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bệnh sởi có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng  khác, chẳng hạn như:

– Nhiễm trùng tai

– Bệnh tiêu chảy

– Viêm phổi

– Viêm não (kích thích và sưng não)

Trẻ em bị sởi nên cách ly người khác trong bốn ngày sau khi phát ban.

6.Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

  • Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa. Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

  • Thực hiện các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ.

  • Luôn để nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.

  • Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.

  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.

Bệnh sởi ở trẻ em nếu bất cứ biểu hiện bất thường nào, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.