Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng não bộ phổ biến lây lan qua đường muỗi đốt. Bệnh này rất nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng, vì vậy chúng ta cần có các hiểu viết về bệnh. Cùng meyeucon.vn tìm hiểu về bệnh này nhé!
1.Viêm não Nhật Bản là gì?
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm vi rút cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut viêm não nhật bản, lây truyền qua muỗi đốt.
2.Dấu hiệu viêm não nhật bản?
– Bệnh thường khởi phát đột ngột với các biểu hiện như sốt cao 39-40 độ C, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
– Dấu hiệu nổi bật trong giai đoạn toàn phát là dấu hiệu ở não, màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Dấu hiệu màng não có hAI triệu chứng phổ biến là cứng gáy và dấu hiệu Kernig do bác sĩ khám và xác định. Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
– Các biểu hiện thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng thở đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.
Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng không điển hình và khó phát hiện hơn, thường dựa vào một số triệu chứng quan trọng là nôn ói nhiều, thóp phồng, khóc mãi không nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bế hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.
3.Nguyên nhân gây viêm não nhật bản?
Muỗi là nhân vật trung gian lan truyền loại vi rút này do chúng hút máu từ các loài chim hoang dã hoặc lợn rừng bị nhiễm bệnh.
Từ đó, muỗi tiếp tục lan truyền loại vi rút nguy hiểm này sang người và động vật. Do chim không thể lây bệnh, nên muỗi là con đường duy nhất khiển vi rút viêm não Nhật Bản xâm nhập được vào cơ thể người.
4. Viêm não Nhật Bản thường xuất hiện ở đâu?
Viêm não Nhật Bản xuất hiện nhiều nhất ở Nhật và được cho là đã lây lan sang các nước Đông Nam Á.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan đã từng bùng phát dịch bệnh trong quá khứ, nhưng hiện nay đã kiểm soát được bằng vắc xin. Còn Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Nepal và Malaysia thi thoảng vẫn phát sinh dịch bệnh.
Đã có các trường hợp mắc bệnh ở Bắc Úc nhưng ở phần lục địa Úc nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn. Ở Mỹ, các ca nhiễm bệnh được ghi nhận ở những người đã đi du lịch ở các vùng đang có dịch bệnh.
Nói ngắn gọn, nguy cơ nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản khi đi du lịch ở châu Á khá thấp, nhưng còn phụ thuộc theo mùa, địa điểm du lịch, thời gian và hoạt động du lịch.
Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là vào mùa dịch bệnh – diễn ra tùy theo khu vực:
- Vùng ôn đới, tốc độ truyền bệnh cao nhất vào mùa hè và đầu mùa thu, khoảng từ tháng 5 đến tháng 9;
- Tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mùa dịch bệnh phụ thuộc vào lượng mưa và mô hình di cư của chim;
- Còn với một số khu vực nhiệt đới khác, sự lann truyền có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong năm, phụ thuộc một phần vào các hoạt động nông nghiệp.
5.Cách điều trị bệnh
Đến thời điểm hiện tại, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm não nhật bản. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt…).
Trong giai đoạn phục hồi sức khỏe, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.
6. Phòng ngừa viêm não nhật bản
Như đã nói ở trên, vật trung gian truyền bệnh viêm não nhật bản là muỗi. Do đó, để phòng bệnh trước tiên là tránh để muỗi đốt. Cách phòng này cũng giống như các phòng của bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện mắc màn khi nằm ngủ, sử dụng hương muỗi, thuốc xịt muỗi hoặc kem bôi chống muỗi đốt, phát quang bụi rậm khai thông cống rãnh.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Nhiễm trùng viêm não Nhật Bản có khả năng miễn dịch suốt đời. Hiện tại có ba loại vắc xin viêm não Nhật Bản có sẵn: SA14-14-2, IC51 (được bán ở Úc và New Zealand dưới dạng JESPECT và các nơi khác là IXIARO) và ChimeriVax-JE (được bán dưới dạng IMOJEV). Tất cả các loại vắc xin hiện tại đều dựa trên virus genotype III.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất là đỏ và đau tại chỗ tiêm. Vắc xin được sản xuất từ não chuột có nguy cơ biến chứng thần kinh tự miễn là khoảng 1 phần triệu tiêm chủng. Tuy nhiên, trong trường hợp vắc xin không được sản xuất trong não chuột nhưng trong ống nghiệm sử dụng nuôi cấy tế bào thì có rất ít tác dụng phụ so với giả dược, tác dụng phụ chính là đau đầu và đau cơ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về biểu hiện, nguyên nhân gây ra viêm não Nhật Bản, cũng như cho bạn thêm thông tin về những quốc gia có nguy cơ nhiễm bệnh cao và các hoạt động cần tránh để giảm nguy cơ mắc bệnh.
https://www.truesmart.com.vn/ Truesmart với kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực sửa chữa điện thoại luôn mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng về các dịch vụ sửa chữa điện thoại