Mang thai tháng thứ 3

0
1314

Mang thai tháng thứ 3 – Trong tháng 3 các bộ phận của thai nhi phát triển hoàn thiện, tim và não bộ phát triển nhanh chóng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 3

Chắc chăn mẹ nào khi mang Thai đều cùng chung một suy nghĩ, hiện tại em bé mình trông ra sao và phát triển như thế nào? Ở tháng thứ 3 này em bé sẽ có những thay đổi lớn và phát triển nhanh chóng về cơ thể cũng như cũng như các cơ quan chức năng. Cùng tìm hiểu xem trong tháng 3 này thai nhi có sự thay đổi gì?

Vào tháng thứ 3 này những cơn nghén vẫn chưa kết thúc. điều này có thể khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn này vitamin và khoáng chất là điều cần thiết hơn. Ở tháng thứ 3, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 14, thai nhi dài khoảng 8,7 cm, nặng khoảng 40-45g, đầu và các lớp mỡ phát triển.

Thai nhi 10 tuần tuổi
Thai nhi tháng thứ 3

1. Thai nhi 9 tuần tuổi

Ở tuần thứ 9 này thai nhi của bạn có kích thước bằng khoảng quả ô-liu và có chiều dài khoảng 2,2cm, cân nặng tương đương 2g. Vào thời điểm này cớ thể thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, Chính vì vậy mà thời gián sắp tới cơ thể bé sẽ bắt đầu biết di chuyển và cử động đước chân tay.

Cũng ở tháng này chiếc đuôi bé xíu của thai nhi đã biến mất. Trông bé lúc này giống với trẻ sơ sinh khi chào đời nhiều hơn. Em bé đã là một bào thai thực thụ và không còn coi là phôi thai nữa.

Ở tuần thứ 9 mẹ bầu chưa có những cảm nhận rõ về thai nhi, và cũng chưa có những thai đổi gì về ngoại hình cơ thển bên ngoài mặc dù cơ thể be đang phát triên bên trong bụng mẹ. Các cơ quan nội tang đang hình thành, ngón tay đã biết gập lại và đặt về phía trên ngực. Chân bé cũng không ngừng dài ra để cân xưng với cơ thể.

Những thai đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này bạn chưa cảm nhận được sự chuyển động và lớn lên của thai nhi trong bụng, em bé đã biết nhào lộn và mẹ hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim của con thông qua thiết bị siêu âm hoặc máy nghe tim thai Doppler.

Ngoại hình mẹ vẫn chưa thay đổi nhiều nhưng cơ thể thì đã mệt mỏi và ốm nghén dữ dội. Nguyên nhân là do cơ thể đang dần thích nghi với em bé trong bụng, thêm vào đó sự thay đổi nội tiết, quá trình trao đổi chất tăng lên cũng gây giảm lượng đường trong máu và huyết áp. Kết quả là mẹ thường xuyên thấy mệt mỏi và buồn ngủ.

Nếu mẹ vẫn phải đi làm thì nên nói chuyện với sếp về chuyện bầu bí để được ưu tiên trong công việc. Mẹ cũng nên lưu ý tới sự an toàn trong công việc và đi bằng phương tiện gì để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi.

Để giảm mệt mỏi và buồn ngủ, chị em bầu nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ngủ bất cứ khi nào có thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

2. Thai nhi 10 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần này, hầu hết các cơ quan nội tạng của thai nhi đã hoàn thiện và đang bắt đầu hoạt động phối hợp với nhau. Đặc biệt, ở tuần thứ 10 này não của bé phát triển rất nhanh, với tốc độ khoảng 250.000 tế bào/phút.
Những thay đổi bên trong và bên ngoài phát triển song song nhau. Lúc này, bên trong miệng của bé cũng đang hình thành những mầm răng. Ngoài ra, nếu thai bạn đang mang là con trai thì đây cũng chính là thời điểm tinh hoàn của bé yêu cũng tiến hành công việc sản xuất ra các hormonsinh dục nam.

Trong tuần lễ này, các di tật bẩm sinh vẫn chưa xuất hiện. Đây cũng chính là tuần lễ kết thúc giai đoạn đâu tiên của thời kỳ mang thai.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Đây là mốc quan trọng nhất để chị em thực hiện việc khám thai đinh kỳ đầu tiên của. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết. Để có kết quả chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, bác sĩ có thể sẽ khám bên trong âm đạo cũng như thăm khám vú cho chị em. Như đã giới thiệu từ trước trong lần khám thai đầu tiên này bác sĩ sẽ hỏi chị em về một số câu hỏi có liên quan và khi tiến hành siêu âm chị em sẽ nghe được nhịp tim của bé yêu.

Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em về một số vấn đề như có phải tiêm phòng các loại dịch bệnh(như thủy đậu, bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức (Rubella)) hay không. Bên cạnh đó chị em cũng có thể biết thông tin về nhóm máu hoặc yếu tố Rh. Nếu chị em có yếu tố Rh- nhưng bé yêu lại có Rh+ điều này có nghĩa là các tế bào hồng cầu trong máu của bé yêu sẽ bị phá vỡ. Lúc này, để ngăn chặn bác sĩ sẽ dùng biện pháp cho chị em tiêm chủng ngừa miễn dịch globulin Rh vào tuần lễ thứ 28 và sau khi sinh con chị em sẽ được tiêm mũi nhắc.

mang thai tháng thứ 3
Những cơn nghén của bà bầu tháng thứ 3

3. Thai nhi 11 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi:

Bắt đầu tuần thứ 11 đến tuần thứ 21, bé yêu sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Ở các tuần lễ tước bé có chiều dài khoảng từ 35-55 milimet và cân nặng khoảng từ 6-7 gram, thì ở tuần thứ 21 bé sẽ có chiều dài lên tới 15 centimet và cân nặng khoảng 290 gram.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Một trong những nguyên nhân chính khiến chị em tăng cân tong tuần này là do các nhu cầu về chất dinh dưỡng của bé yêu, và thường thì tong thai kỳ chị em có thể tăng cân từ 10 đến 14 kg. Trong 3 tháng đầu mang thai chị em thường tăng khoảng 1-2 kg, 3 tháng tiếp theo tăng khoảng 4 kg và 3 tháng cuối tăng khoảng 3 kg. Nếu chị em tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì vậy nếu có trường hợp này xảy ra chị em hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn.

4. Thai nhi 12 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi:

Những bộ phân trên khuôn mặt bé đã hoàn chỉnh hơn. Lúc này, não bộ của bé vẫn đang phát triển tiếp, các móng tay và chân cũng đang dần được hình thành.

Trong tuần này, chị em có thể nghe rõ nhịp tim của bé yêu, hơn nữa là ruột của bé có thể đã vừa với ổ bụng và lượng nước tiểu đầu tiên của bé yêu được tạo ra và được thải ra bọc nước ối, bởi vì lúc này thận của bé đã được hình thành và đang bắt đầu đi vào hoạt động.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi mang thai những thay đổi về sinh lý sẽ khiến cho làn da của chị em trở nên căng tràn, hồng hào hơn. Nhưng đôi khi đây cũng chính là nguyên nhân khiến làn da của chị em xấu đi, thậm trí là bị mọc mụn nữa. Tuy nhiên, chị em cũng đừng quá bận tâm nhé, quan trọng là mẹ khỏe và thai nhi phát triển tốt.

Xem thêm: