Bà bầu mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, để khắc phục được tình trạng này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây trong chuyên mục bầu mang thai nhé!
1. Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn mang thai đều bị mắc chứng rối loạn về giấc ngủ, tập trung chủ yếu vào các tháng cuối thai kỳ, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
Khó thở
Mang thai khiến cơ thể của phụ nữ bị thay đổi hormone khiến hơi thở chậm và sâu hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ. Thai nhi càng lớn thì phần dạ con chiếm và ép lên cơ hoành dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.
Đi tiểu nhiều lần trong đêm và tăng lượng urê
Khi mang thai, thận sẽ phải làm việc thêm 30 – 50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này khiến lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn thế nữa, dạ con ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang khiến cho mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, kể cả ban đêm.
Vấn đề về tiêu hóa
Càng về những tháng cuối thai kỳ, thì việc thai nhi ngày càng phát triển khiến dạ dày bị chèn ép, khiến cho thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Thêm nữa, trong thời gian thai kỳ, hệ tiêu hóa của người phụ nữ cũng hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày lâu, gây nên các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, táo bón.
Ngoài ra, do bổ sung quá nhiều dưỡng chất trong thời gian mang thai làm cho cơ thể mẹ bầu không hấp thụ hết chất dinh dưỡng gây tồn đọng, cùng với đó là sự thay đổi hormone khi mang thai kết hợp với các vấn đề về tiêu hóa nói trên khiến cho người mẹ xuất hiện chứng khó ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ.
Hiện tượng chuột rút, đau lưng
Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ có hiện tượng bị chuột rút vào ban đêm, đau lưng. Mỏi hông, đùi và bắp chân gây ra các cơn đau nhức. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc bị khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc của bà bầu trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
Ngáy
Đường mũi của mẹ có thể bị sưng lên trong khi mang thai, gây ngáy. Áp lực từ cân nặng cũng có thể khiến cho chứng ngáy tồi tệ hơn. Những thay đổi như này có thể ngăn chặn hơi thở liên tục trong khi ngủ gây ra ngưng thở khi ngủ
2. Bà bầu bị mất ngủ phải làm sao?
Không uống nước trước khi ngủ
Nếu giấc ngủ của bạn bị xáo trộn do phải thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm, hãy hạn chế uống quá nhiều nước ngay trước lúc nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy tăng cường việc hấp thụ chất lỏng vào ban ngày. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm được tình trạng chuột rút ở chân và đào thải độc tố tốt hơn.
Vận động nhiều hơn
Trong trường hợp mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức chân tay và gặp các cơn chuột rút, bạn nên vận động nhiều hơn trong ngày và nên tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ chồng trước khi đi ngủ massage cho đôi bàn chân để thư giãn và chống mệt mỏi.
Lập thời khóa biểu cụ thể cho các sinh hoạt của bạn
Ví dụ, từ 2-4 giờ chiều, bạn cần phải có một giấc ngủ ngắn để cơ thể được thư giãn và ngủ ngon vào ban đêm. Lưu ý, giấc ngủ ngày chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút, vì nếu ngủ quá nhiều thì buổi tối bạn sẽ không còn buồn ngủ nữa.
Massage và ngâm chân nước ấm
Trước khi đi ngủ, bà bầu nên ngâm chân với nước ấm hoặc sử dụng nước đun cùng thảo dược như lá chanh, bạc hà, lá lốt, đinh lăng… Cách này giúp làm tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng… Nhờ đó mà chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt, mẹ bầu dễ ngủ hơn.
Việc massage nhẹ nhàng bàn chân hay ở vùng thái dương giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ bắp cho mẹ bầu từ đó giấc ngủ được đảm bảo tốt hơn.
Mẹ thường xuyên tăng cường cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám…
Nằm ngủ nghiêng về bên trái bởi vì điều này làm giảm áp lực lên tĩnh mạch ở chân, giảm phù nề, tăng lượng máu lên tim,thúc đẩy tuần hoàn máu.
Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân vì sao bà bầu mất ngủ và cần phải làm gì nếu gặp phải tình trạng này. Hãy sinh hoạt thật hợp lý ăn uống đầy đủ để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!