Trẻ 1 tháng tuổi phát triển ra sao và cách chăm sóc hiệu quả

0
1083

Trẻ 1 tháng tuổi phát triển như nào? Bé ăn ngủ ra sao? Lần đầu làm mẹ hẳn ai cũng sẽ bỡ ngỡ, đặc biệt là trong giai đoạn này. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ cách sinh hoạt cũng như chăm sóc con nhỏ 1 tháng tuổi, đừng bỏ qua bài viết sau của Meyeucon.vn

1. Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Tuần đầu tiên

Tuần đầu tiên từ khi chào đón một thế giới mới, bé sẽ học cách thích nghi. Hầu hết các hoạt động của con khi này chỉ là ngủ. Vậy nên cha mẹ cũng không quan sát được nhiều. Tuy nhiên, thời điểm này thì cũng không cần quá lo lắng nhé.

Tuần thứ hai

Bước sang tuần thứ hai, bé sẽ có những động thái có kiểm soát hơn. Đây cũng là lúc con bắt đầu cảm thấy thèm ăn và có dấu hiệu của sự tăng trưởng. Mẹ cần hết sức chú ý theo dõi.

Đồng thời, trẻ sẽ ít ngủ hơn tuần đầu tiên. Thay vào đó, con thức và khóc nhiều hơn.

Tuần thứ ba

Tuần này bé vẫn sẽ khóc rất nhiều. Hiện tượng này chỉ giảm đi khi con sang tuần thứ sáu.

Khoảng thời gian này, bé có thể nhìn thấy những vật thể trong cự li gần. Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu nhận thức được một vài thứ xung quanh mình.

Vậy nên, các mẹ hãy cho con chơi những đồ chơi sáng màu và đảm bảo an toàn.

Trẻ 1 tháng tuổi phát triển ra sao và cách chăm sóc hiệu quả

Tuần cuối cùng của tháng đầu tiên 

Đây là thời điểm bé bắt đầu nằm sấp. Mẹ cần giữ đầu bé và di chuyển khéo léo cánh tay của mình.

Bé cũng hiếu động hơn với những đồ chơi xung quanh. Con cũng sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn hơn so với khoảng thời gian đầu.

Ở một số trường hợp, trẻ có thể bắt đầu cười. Tuy nhiên điều này không quá phổ biến.

2. Trẻ 1 tháng tuổi chăm sóc như nào

Cho bé bú

Hãy nhớ rằng, tháng đầu tiên sữa mẹ là điều quan trọng nhất. Mẹ chỉ cần cho bé bú sữa và không cần phải bổ sung thêm bất kì điều gì khác, kể cả nước lọc. Một số lưu ý khi cho con bú như sau:

– Cằm con cắm sâu vào bầu ngực, đầu ngửa ra sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 1400.

– Miệng bé mở rộng và ngậm sâu vào quầng vú (ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú phía trên), lưỡi con đưa ra phía trước và đè lên nướu dưới.

Bế ẵm bé đúng cách

Bế ẵm trẻ dưới 1 tháng tuổi cũng là một trong những vấn đề cần lưu tâm. Vì đây là lúc xương bé mềm và yếu nhất. Khi ôm con vào lòng, tay mẹ phải đỡ trọn đầu, lưng và mông bé. Đừng quên vuốt ve để con cảm nhận được sự gắn kết và yêu thương.

Khi đặt bé nằm, mẹ lưu ý giường phải phẳng và nệm không quá mềm. Nếu không sẽ ảnh hưởng tới xương của con. Không kê gối cao (tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ 1 tháng tuổi. Hoặc chỉ nên dùng vài lớp khăn xô lót dưới đầu con là đủ).

Vệ sinh rốn cho con 

Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất. Đó là vệ sinh rốn. Đối với bộ phận này, phải mất cả tuần thậm chí là cả tháng để rốn rụng và khô. Vậy nên, mẹ phải vệ sinh cẩn thận nếu không bé sẽ bị nhiễm trùng. Viêm rốn là nguy nhân dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm.

Một số lưu ý mẹ không được bỏ qua:

– Rửa tay bằng xà phòng thật sạch rồi lau khô (có thể sát trùng bằng cồn 900 thêm lần nữa).

– Tháo băng rốn và kiểm tra xem có bất thường gì không (mùi lạ, chảy mủ, sưng hay chảy máu,…).

– Dùng bông băng nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn từ chân tới thân rốn, lau bề mặt cuống rốn sau cùng (lưu ý thay bông băng sau khi lau qua từng vị trí) rồi thấm khô bằng bông sạch. 

– Sát trùng vùng quanh rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Hy vọng những thông tin trên bài về sự phát triển cũng như cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi hữu ích với người đọc.