Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

0
1006

Chóng mặt là tình trạng sức khoẻ khá nhiều người mắc phải. Vậy nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì, bạn đã biết chưa?

Chóng mặt là hiện tượng phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau, nhất là những người ít vận động, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người bị căng thẳng… Khi bị chóng mặt, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như hoa mắt, ù tai, buồn nôn hoặc nôn gây khó chịu…

Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về chứng chóng mặt khi nằm xuống và những lời khuyên phù hợp.

Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì?

Hiện tượng chóng mặt khi nằm xuống có thể là biểu hiện bất thường xảy ra ở hệ tiền đình. Bởi chức năng của hệ tiền đình đó là duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Theo đó, khi xảy ra tình rối loạn tiền đình thì não bộ sẽ không thể kiểm soát được hết các hành động của cơ thể chúng ta, từ đó gây các biểu hiện choáng váng, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống cũng như chóng mặt khi nằm ngửa.

Nằm xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Ngoài ra, triệu chứng nằm xuống bị chóng mặt cũng có thể là báo hiệu của các bệnh nguy hiểm như suy tim, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thiếu máu…..

Chứng bị chóng mặt khi nằm xuống bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống… kéo dài gây sản sinh ra một loại hoocmon làm tổn thương cho hệ thống thần kinh.

Lời khuyên cho người nằm xuống bị chóng mặt

Khi có cơn chóng mặt, bạn nên dừng tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức. Nên giữ cho môi trường xung quanh được thoáng mát và yên tĩnh. Nếu các triệu chứng trên kéo dài, không cải thiện, nên nhanh chóng đi bác sĩ thăm khám để được tư vấn, điều trị sớm.

Ngoài ra để phòng tránh cũng như giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt khi nằm xuống bạn cũng nên chú ý một số điều sau:

Tránh thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt từ tư thế nằm để đứng dậy hay xoay đầu. Từ tư thế nằm phải chuyển từ từ sang ngồi, giữ nguyên tư thế trong một ít phút, rồi mới từ từ đứng dậy. Luôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại.

– Cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ.

– Ngoài ra để hạn chế bị chóng mặt bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học và uống đủ nước. Các loại nước gừng, nước chanh, nước nha đam… cũng là những loại thức uống rất tốt giúp hạ huyết áp, đường huyết, từ đó góp phần giảm choáng váng, chóng mặt.

Nhìn chung hiện tượng nằm xuống bị chóng mặt có thể là biểu hiện xuất hiện do sự lo lắng, áp lực trong công việc, cuộc sống. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đi khám nếu tình trạng kéo dài để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt nhất.