Mách mẹ bầu một số chữa buồn nôn khi mang thai

0
1188

Ốm nghén là tình trạng dễ thấy khi mẹ mang thai ở 3 tháng đầu. Để giảm bớt tình trạng ốm nghén trong thời gian này, các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách chữa buồn nôn khi mang thai nhé!

Sử dụng chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách giảm buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Cách thực hiện:

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi nào mẹ bầu thấy buồn nôn thì có thể mang ra để ăn

Ăn bánh mì
Mách mẹ bầu một số chữa buồn nôn khi mang thai
Mách mẹ bầu một số chữa buồn nôn khi mang thai
Nếu mẹ bầu hay bồn nôn nên trữ sẵn trong nhà một ít bánh mì hoặc bánh quy. Trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ăn một chút bánh mì hoặc sau khi thức dậy thấy buồn nôn thì có thể ăn một vài miếng bánh quy nhỏ sẽ kìm hãm được cảm giác buồn nôn hiệu quả.

Cách chữa buồn nôn khi bị nghén bằng nước mía gừng tươi

Theo Đông Y, nước mía có vị ngọt, tính trung, tác dụng làm mát, sảng khoái, giải độc, loại bỏ đờm, chống nôn, chữa sốt, nước tiểu đỏ.

Về giá trị dinh dưỡng, thành phần cơ bản trong mía là đường (chiếm khoảng 70%). Ngoài ra mía cũng chứa protein và chất béo, carbohydrate, nhiều khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ.

Vì vậy, nước mía không chỉ giúp giải khát mà còn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu uống nước mía pha chút gừng sẽ giúp giảm cảm buồn nôn, ốm nghén.

Nguyên liệu: 150ml nước mía, 5ml nước gừng tươi.

Cách dùng: Các mẹ trộn nước mía với nước gừng tươi, sử dụng khoảng ba lần mỗi ngày. Uống liên tục trong ba ngày, tình trạng ốm nghén sẽ giảm rõ rệt.

Lưu ý: Do nước mía chứa lượng đường cao nên bà mẹ mang thai không nên uống quá nhiều.

Uống nhiều nước, canh súp

Uống đủ nước trong gian mang thai là rất quan trọng, tuy nhiên nếu hay buồn nôn, mẹ bầu nên uống nước từng ngụm nhỏ và nên chia thành nhiều lần uống. Không nên một lúc cả ly nước đầy sẽ làm bụng căng lên, dạ dày không thể chứa được các thực phẩm khác sẽ đẩy thức ăn ra ngoài.

Bạn nên chọn cả súp nữa, đặc biệt là các loại súp từ rau củ, chúng làm bạn nhanh no và không còn cảm thấy buồn nôn.

Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà

Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày.

Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.

Thực hiện:

+ Cho một thìa lá bạc hà khô vào một chiếc tách pha trà có vung đậy.

+ Đổ nước nóng đến miệng tách nước.

+ Đậy vung vào và để đó từ 5 – 10 phút.

+ Lọc trà, cho thêm một chút mật ong hoặc đường vào, khuấy đều và uống ngay khi trà còn nóng.

Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt

Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh. Mẹ bầu cũng nên bổ cung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng.

Collagen viên uống mang đến giải pháp tiết kiệm chi phí hơn so với dạng nước. Dạng viên có khả năng hấp thu trọn vẹn hàm lượng Collagen và dưỡng chất có trong từng viên uống, không bị đào thải nhanh ra ngoài và không bị lãng phí. Hơn nữa, sử dụng Collagen dạng viên rất tiện sử dụng ngay cả khi bạn ở cơ quan, đi công tác hay đi du lịch, chỉ mất 2 phút mỗi ngày, bạn không thấy có sự phiền toái nào cả.
Loại dạng viên uống phải mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng của nó. Do đó, bạn cần phải kiên trì sử dụng từ 2-3 tháng/1 liệu trình mới đạt hiệu quả như mong muốn. Mỗi năm bạn có thể bổ sung thêm 1 liệu trình nữa để duy trì vẻ đẹp của làn da cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.