Bệnh suy thận: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

0
1175

Bệnh suy thận cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của chúng ta, do vậy bạn cần có những hiểu biết về bệnh này. Cùng mẹ yêu con tìm hiểu về bệnh suy thận nhé!

1.Bệnh suy thận là gì?

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa, ngoài ra, đối với nhiều trường hợp suy thận, đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D

Bệnh suy thận là gì?

Người bị suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Một số người có thể mất tới 90% chức năng thận trước khi các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài. Trong các trường hợp, người bệnh không hề có các dấu hiệu của bệnh suy thận cho đến khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối.

2.Nguyên nhân gây bệnh suy thận

Thường xuyên nhịn tiểu, không uống đủ nước

Việc thường xuyên nhịn đi tiểu nguyên nhân làm tăng áp lực bàng quang, gây trào ngược bàng quang là nguyên nhân gây suy thận

Không uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ không đào thải được độc tố ra ngoài chất cặn bã và nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thận.

Thói quen ăn quá mặn

Việc ăn thức ăn quá mặn làm cho quá trình đào thải chất cặn bã ra bên ngoài khó khăn hơn khiến cho tình trạng suy thận trầm trọng 

Sử dụng quá nhiều thuốc Tây

Việc uống thuốc nhiều sẽ gây khó khăn cho quá trình lọc thận, về lâu ngày sẽ gây tổn thương đến thận, làm giảm chức năng và dẫn đến hiện tượng suy thận.

Cao huyết áp

Theo thời gian, tình trạng cao huyết áp có thể khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị căng thẳng, ngăn chặn thận hoạt động đúng cách dẫn đến suy thận

Bệnh đái tháo đường típ 1 và 2

Việc có quá nhiều đường trong máu có thể khiến các bộ lọc nhỏ trong thận bị hỏng

Cholesterol cao

Điều này có thể gây tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận khiến cơ quan bài tiết này gặp khó khăn trong hoạt động

Một vài nguyên nhân khác

Nhiễm trùng thận, Bệnh về hệ thống miễn dịch như lupus, HIV/AIDS…, Các bệnh do virus kéo dài như viêm gan B và viêm gan C

3.Biểu hiện của người bị suy thận

Phù toàn thân

Bệnh suy thận làm cho người hiện có biểu hiện bị phù tay, chân. Nếu bị phù toàn thân, đặc biệt là ở chân, tay là do bệnh thận yếu gây ra. Thận hư khiến cho các độc tố trong cơ thể không thế đào tải ra ngoài được, chúng sẽ tích tụ và gây ra phù toàn thân.

Thay đổi trong nước tiểu

Khi các bộ lọc thận bị hư hỏng, nó có thể làm tăng sự thôi thúc đi tiểu. Đó có thể xuất hiện máu khi đi tiểu là biểu hiện các khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Thêm vào đó, đi tiểu có bọt là biểu hiện của protein trong nước tiểu.

Ngứa, phát ban, khô da

Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, giữ cho xương chắc khỏe. Khi thấy có biểu hiện bị ngứa, phát ban là do thận đang có vấn đề

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một dấu hiệu có vấn đề về thận.T hận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.

Hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các độc tố trong máu  có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn sẽ thấy khẩu vị của bạn không thích ăn thịt nữa

Ớn lạnh

Thiếu máu sẽ làm cho bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí là trong khi thời tiết nắng nóng

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Sẽ khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt hoa mắt không làm được gì

Đau lưng/cạnh sườn

Suy thận có thể dẫn đến những cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, cần đi khám để được điều trị kịp thời.

4. Ai có nguy cơ bị các bệnh về thận?

  •  Người bị bệnh tiểu đường: Một trong những biến chứng của bệnh này là suy thận. Những người đang mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng, vì thế nên kéo theo tỷ lệ người bị suy thận cũng tăng cao.
  •  Người mắc bệnh huyết áp cao: huyết áp tăng cao và kéo dài là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự hoạt động của thận.
  •  Người mắc bệnh lý tại thận: Các bệnh lý như viêm cầu thận, sỏi thận, nếu như không được phát hiện kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến suy thận.
  • Người dùng thuốc điều trị mạn tính: thường xuyên dùng thuốc điều trị các loại bệnh trong một thời gian dài,
  •  Người cao tuổi: Càng lớn tuổi giúp cho quá trình lọc thận không được tốt.
  •  Người có lối sống không lành mạnh: Thói quen sống không lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của thận như uống nhiều rượu bia, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích…

5.Biến chứng của suy thận

Bệnh suy thận mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn. Những biến chứng của bệnh có thể xảy ra nếu bạn không được điều trị bệnh một cách kịp thời.

  • Hiện tượng giữ nước có thể dẫn tới phù nề chân tay, huyết áp cao;
  • Những căn bệnh liên quan tới tim mạch;
  • Sự gia tăng nồng độ Kali trong máu có thể làm giảm khả năng tim hoạt động và rất có thể sẽ đe dọa tới tính mạng;
  • Giảm khả năng ham muốn tình dục;
  • Xương khớp yếu làm tăng nguy cơ gãy xương;
  • Giảm phản ứng miễn dịch làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn;
  • Viêm màng ngoài tim;
  • Nếu người bị suy thận là mẹ bầu thì rất có thể gây biến chứng khi mang thai gây di tật thai nhi..

6.Điều trị suy thận

Điều trị suy thận

 

Có nhiều cách để điều trị suy thận tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bạn bị suy thận giai đoạn cuối thì cách điều trị là phải chạy thận. Chạy thận nhân tạo loại bỏ các độc tố và chất dư thừa từ máu khi thận không còn khả năng làm việc. Trong chạy thận nhân tạo, có một máy lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn. 

Ghép thận là phẫu thuật thay quả thận của bạn bằng quả thận khỏe mạnh từ một người khác muốn hiến tặng. Thận được ghép có thể đến từ người còn sống hoặc đã chết. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc trong suốt phần đời để giữ cho cơ thể của bạn thích nghi với thận mới.

Điều trị suy thận bằng thuốc, nhiều người lựa chọn hình thức điều trị này nhưng có thể tuổi thọ sẽ không được kéo dài

Bạn có thể cần lọc máu, nhưng nó không phải lúc nào cũng cần thiết, và nó có thể sẽ chỉ là tạm thời. Lọc máu liên quan đến việc chuyển máu ra khỏi cơ thể của bạn thành một máy lọc ra chất thải. Máu sạch sẽ trở lại cơ thể bạn. Nếu mức kali của bạn cao nguy hiểm, lọc máu có thể cứu sống bạn.

7.Cách phòng tránh suy thận

  • Uống nhiều nước: Nước có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp giảm bớt gánh nặng giải độc của thận. Bạn nên bổ sung ít nhất 2 lít nước hàng ngày mới có thể để cho quá trình lọc thận được tốt.
  • Tránh nhịn tiểu thường xuyên: Việc nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên sẽ khiến bàng quang bị căng tức, vô tình gây áp lực lên thận và là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. do vậy bạn không được nhìn tiêu
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K, lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi…Hạn chế ăn uống quá mặn hay các thực phẩm cay, nóng nó không tốt cho thận
  • Không sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng thuốc lá, rượu bia… và các chất kích thích khác là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thận trầm trọng hơn. 
  • Thường xuyên tập thể dục: Tập các bài tập yoga, các động tác kéo duỗi chân có tác dụng hỗ trợ khả năng hoạt động của thận.

Trên đây là những điều cần biết về suy thận. bạn cần hiểu rõ về bệnh để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời nhé!