Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh nhất trong lúc nói chuyện hoặc ăn uống. Vậy có cách chữa nhiệt miệng nào hiệu quả?
1.Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn.
Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.
Không giống như mụn nước hay lở miệng , nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và không bị lây. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.
2.Những biểu hiện hay gặp của nhiệt miệng.
– Thấy một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng.
-Người bệnh ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn mặn sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
– Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, có nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
3.Nguyên ngân gây nhiệt miệng
Theo các chuyên gia sức khỏe, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nhiệt miệng chính là các bệnh về răng miệng như : Sâu răng, viêm lợi, viêm răng…sang chấn do nhai phải lưỡi, miệng hay các tác động bên ngoài làm rách niêm mạc gây lở loét.
- Suy giảm chức năng miễn dịch vì áp lực, căng thẳng …tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn gây nhiệt miệng xâm nhập.
- Các vi khuẩn yếm khí, kỵ khí và nấm cộng sinh có trong miệng bị mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn.
- Thay đổi nội tiết của cơ thể, rõ nhất ở phụ nữ mang thai, mãn kinh hay thời kỳ kinh nguyệt.
- Suy giảm chức năng gan, ăn uống thiếu chất.
- Ăn nhiều các chất nóng, cay và khó tiêu
4.Cách chữa nhiệt miệng
- Nước súc miệng tự làm. Bạn có thể làm hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này trong 10 giây. Bạn súc miệng vào buổi sáng mỗi ngày cho đến khi khỏi
- Chườm lạnh. Đá lạnh có thể giảm đau và sưng, vì vậy khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
- Không ăn đồ ăn đồ cay nóng, các món nướng và rán.
- Nước muối loãng:Bạn sử dụng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng 1 lúc rồi bỏ ra
- Nước cốt dừa: Xảy nhỏ cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng ba lần/ ngày. Loại nước này chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm giảm cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
- Nước hạt rau mùi: Dùng một thìa hạt rau mùi, với một cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Loại nước này cũng chữa nhiệt miệng hiệu quả
- Nước củ cải: Dùng 300gram củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, sau đó bạn chỉ việc súc miêng vài lẫn mỗi ngày thôi
- Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Áp dụng vài lần mỗi ngày sẽ nhanh chóng khỏi
- Nước khế chua: Dùng ba quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần.
- Ngậm cái chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả và mang lại hơi thở dễ chịu.
- Thoa mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi bôi vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, giúp giảm nhanh chóng nhiệt miêng
-
Viên ngậm kẽm: Thiếu kẽm cũng liên quan đến nhiệt miệng, vì vậy việc chữa trị có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bổ sung kẽm dài hạn. Ngậm một viên kẽm tốt và chất lượng là cách tốt nhất để nhanh chóng chữa bệnh nhiệt miệng.
-
Giấm táo: pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.
- Nước oxi già: Dùng bông thấm trực tiếp dung dịch oxi già loãng pha với nước vào vết loét miệng. Không ăn hoặc uống sau 1 giờ bôi , thực hiện sát khuẩn hàng ngày.
- Dùng bột sắn trị nhiệt miệng: sắn dây có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng…Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong các cách giúp chữa nhanh nhiệt miệng rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn uống một cốc nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội. Sư dụng Cách này thường giúp chữa trị tận gốc không tái phát trở lại.
-
Nước ép cải bắp: Loại nước này chứa một số thành phần kháng khuẩn cao giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương đặc biệt vết lở miệng. Bạn nên uống loại nước này ba đến bốn lần mỗi ngày sẽ thấy có hiệu quả ngay
- Tinh dầu đinh hương: Dầu đinh hương được xem là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó
- Ăn sữa chua cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhưng rất hiệu quả. Các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ giúp chữa lành vết nhiệt. Ngoài ra, sữa chua thường được bảo quản lạnh nên ăn lạnh cũng giúp giảm đau.
Trên đây là những cách trị nhiệt miệng tại nhà mà mẹ yêu con muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng nếu không may bị nhiệt miêng thì bạn có thể áp dụng những cách này nhé!