Bệnh zona có lây không là câu hỏi của rất nhiều người khi không may mắc, hoặc tiếp xúc gần với người mắc Zona. Vậy bệnh zona có lây không? Cùng Meyeucon tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Các triệu chứng khi bị zona
Bệnh zona có lây không? Triệu chứng như thế nào?
Zona là một loại bệnh gây ra bởi virus varicella-zoster – thuộc cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Tuy zona không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng virut varicella-zoster lại rất dễ lây lan. Khi bị mắc zona bạn sẽ phát hiện các dấu hiệu phát ban tại 1 số vùng trên cơ thể. Nổi bật nhất là eo, lưng, ngực, tai, mắt, miệng… Khi phát ban có thể kèm theo các triệu chứng:
- Da nổi các mảng đỏ
- Da nổi bóng nước nhỏ li ti, chứa đầy dịch và dễ vỡ
- Da ngứa rát, rất khó chịu
Cùng với đó là một số triệu chứng có thể gặp: ớn lạnh, đau cơ, sưng hạch, tê, ngứa ran…
Khi nhiễm zona, các bộ phận bị tổn thương nặng nhất là mắt, phổi, gan, hệ thần kinh và não. Mặt khác, bệnh zona còn có thể gây ra các tổn thương cho nội tạng. Lúc này, chúng được xem là biến chứng nguy hiểm, cần sự can thiệp của y bác sĩ để điều trị kịp thời.
Bệnh zona có lây không?
Như đã nói ở trên, zona không phải là bệnh lây nhiễm, không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, virus gây bệnh zona lại có khả năng lây sang người chưa bị thủy đậu bao giờ. Nếu bạn chưa bị thủy đậu bao giờ, khi tiếp xúc với mụn nước của người mắc zona, bạn có thể bị lây virus varicella-zoster. Khi đó, bạn sẽ mắc thủy đậu trước sau đó triệu chứng zona mới xuất hiện.
Bên cạnh đó, virus varicella-zoster không lây khi các mụn nước khô và thành vảy. Các mụn nước được che chắn kỹ lưỡng cũng ngăn ngừa sự lây lan của virus này. Ngoài ra, cũng rất hiếm trường hợp nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết mũi của người bị bệnh zona. Do vậy, nguy cơ lây lan virus varicella-zoster gây bệnh zona là khá thấp.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh zona
Phòng ngừa bệnh zona
- Tiêm chủng ngừa bệnh
Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa thủy đậu và zona. Vaccin này được khuyên nên tiêm trẻ em với 2 liều. Liều đầu tiên nên tiêm khi trẻ tròn 1 tuổi. Liều thứ hai tiêm khi 4-6 tuổi. Trường hợp thanh thiếu niên, người lớn chưa tiêm vaccine hoặc chưa bị thủy đậu cũng nên tiêm.
- Duy trình lối sống lành mạnh
Đây cũng là một phương pháp để phòng ngừa bệnh zona. Ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng chất kích thích, không hút thuốc… Kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối kết hợp tập luyện thể thao.
Điều trị zona hiệu quả
Ngay khi phát hiện dấu hiệu tổn thương trên da nghi ngờ do bị zona, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Việc điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cho hiệu quả hồi phục cao và khả năng để lại di chứng thấp hơn. Ở giai đoạn này, các bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng virus và thuốc giảm đau. Chủ yếu là thuốc khác virus Acyclovir và thuốc giảm đau Paracetamol + Codein.
Với các di chứng đau sau zona, tùy từng trường hợp các bác sĩ có thể kê đơn phù hợp. Ngoài thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirin có thể phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh như Carbamazepin, Gabapentin, Pregabalin…
Trên đây Meyeucon đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “bệnh zona có lây không”. Cũng như chia sẻ thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh này. Thực tế, zona không nguy hiểm nhưng vẫn cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.