Viêm tai giữa ở trẻ em – 8 dấu hiệu cảnh báo giúp cha mẹ phát hiện sớm

0
838

Viêm tai giữa ở trẻ em là căn bệnh thường xảy ra ở thời tiết giao mùa, khi mà các bệnh hô hấp như viêm họng, sổ mũi đang hoành hành. Do vậy nhiều cha mẹ không nhận ra các dấu hiệu trẻ nhiễm bệnh dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn. Vậy dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em là gì?

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Là bệnh lý nhiễm trùng ở tai phổ biến nhất, viêm tai giữa có thể gặp ở nhiều đối tượng. Nhưng trẻ em là đối tượng mắc bệnh này nhiều nhất. Bệnh viêm tai giữa xuất hiện ở trẻ do các nguyên nhân sau:

  • Hệ đề kháng, miễn dịch của các bé chưa phát triển hoàn thiện nên không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
  • Cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh. Ống thính giác ở tai của trẻ ngắn hơn người lớn nên rất dễ bị tắc. Điều này khiến cho các chất thải bị tồn động, dẫn đến vi khuẩn kẹt lại bên trong, gây nhiễm trùng.
  • Do trẻ gặp các biến chứng của một số bệnh về tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang…

8 dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm tai giữa có thể bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp và bệnh tai mũi họng. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý để kịp thời phát hiện, điều trị phù hợp cho bé.

Các dấu hiệu cảnh báo bé mắc viêm tai giữa bao gồm:

  • Sốt cao liên tục, có khi lên tới hơn 39 độ C
  • Bé thường xuyên dùng tay dụi, gãi hoặc kéo vành tai
  • Trẻ trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc đêm
  • Đau đớn nên chán ăn, bỏ bữa, ăn không ngon miệng
  • Trẻ có dấu hiệu nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Ống tai ngoài bị chảy mủ, dịch
  • Trẻ phản xạ kém với âm thanh
  • Có triệu chứng đau tai, đau đầu, hay ôm tai khó chịu hoặc giảm thính lực tạm thời

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Hầu hết các trường hợp mắc viêm tai giữa ở trẻ nhỏ đều có thể tự hồi phục sau 2-3 tuần. Tuy nhiên trong thời gian này cha mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp. Khi thấy tình trạng đau tai, nhiễm trùng của bé kéo dài nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần nhớ:

  • Khi trẻ bị sốt, hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm nếu nhiệt độ >38 độ C
  • Phòng của bé nên được thông gió, mở cửa sổ thoáng mát. Trang phục cho bé cần mỏng nhẹ, thoải mái.
  • Thường xuyên làm sạch tai cho trẻ. Không nên vệ sinh quá lâu, để dịch mủ tràn ra tự nhiên. Không dùng bông bịt kín tai bé.
  • Khi tắm, tránh nước vào tai trẻ, nên rửa mũi cho bé 2-3 lần/ngày.
  • Kết hợp dinh dưỡng cân đối. Cho trẻ bú nhiều lần hơn hoặc uống thêm các loại nước hoa quả.

Viêm tai giữa ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ cần phát hiện sớm để kịp thời có biện pháp điều trị và chăm sóc bé hợp lý. Nếu thấy tình trạng bệnh của trẻ không thuyên giảm khi dùng thuốc, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ.