Vi khuẩn HP được coi là hung thần – một trong những nguy cơ hàng đầu gây nên ung thư dạ dày. Mỗi năm tại Việt Nam có đến hơn 10.000 ca tử vong mà HP là nguyên nhân chính. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về loại vi sinh vật này qua bài viết dưới đây của Meyeucon.
1. Vi khuẩn HP là gì?
Có lẽ loại vi khuẩn này không còn xa lạ gì với nhiều người. Đây là loại nhiễm khuẩn phổ biến trên toàn thế giới. Chúng xâm nhập vào niêm mạc dạ dày. Từ đó tiết ra các độc tố gây tổ thương đến các bộ phận như tá tràng, dạ dày.
Loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm dạ dày mạn tính. Những biến chứng nguy hiểm của nó là ung thư dạ dày, ung thư tá tràng.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến một số bệnh như xuất huyết giảm tiểu cầu, dị ứng cấp tính.
2. Vi khuẩn HP có lây không?
Đây là một trong những loại vi khuẩn có khả năng lây truyền nhanh nhất. Có 3 con đường phổ biến như sau:
Đường miệng – miệng
Đây là đường lây truyền phổ biến nhất. Hai người tiếp xúc nước bọt với nhau sẽ khiến vi khuẩn HP có cơ hội lây lan. Hoặc nó cũng có thể đi qua khi dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh tiếp xúc với người khác.
Vậy nên, trong gia đình có người mang bệnh này thì khả năng cao những người còn lại cũng dễ mắc phải.
Đường phân – miệng
Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
Đường khác
Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…
Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.
3. Khi nào cần tiến hành xét nghiệm nhiễm khuẩn HP?
Việc xét nghiệm là cần thiết khi bạn bị đau dạ dày hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng của loét. Một vài triệu chứng gồm:
– Bị đau bụng nhiều lần.
– Giảm cân không rõ nguyên nhân.
– Ợ hơi.
– Cảm giác no và đầy hơi.
– Buồn nôn.
Ngoài các triệu chứng trên, có một vài triệu chứng nặng hơn như các cơn đau dạ dày dữ dội, trong phân có máu hoặc phân đen, nôn ra máu.
3. Điều trị vi khuẩn HP
Nguyên tắc điều trị
– Loại trừ các yếu tố gây bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn như Stress, vi khuẩn HP, các thuốc chống viêm nhóm không sterroid…
– Bình thường hóa chức năng dạ dày.
– Tăng cường các quá trình tái tạo niêm mạc, loại trừ các bệnh lý đi kèm.
Mục tiêu điều trị
– Giảm yếu tố gây loét.
– Tăng cường yếu tố bảo vệ.
– Diệt trừ vi khuẩn HP.
Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ để việc cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn HP. Vậy, ăn uống như nào để diệt khuẩn HP?
Thật ra, thực phẩm sẽ không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP hoàn toàn như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm cũng hỗ trợ điều trị bệnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.
Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên có chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp. Hạn chế stress trong đời sống, và bổ sung một số thực phẩm sau:
– Chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt: Giảm tỷ lệ viêm loét, tổn thương dạ dày do vi khuẩn HP.
– Trà xanh, trà đen: Đẩy lùi sự lan rộng và phòng ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn Hp.
– Gia vị hàng ngày: Mật ong, nghệ, tỏi, loại trừ… có tác dụng làm yếu sự hoạt động của vi khuẩn rất tốt.
– Một số thực phẩm khác: Trái cây tươi, rau lá màu xanh đậm…
Hy vọng những thông tin trên bài về vi khuẩn HP hữu ích với người đọc.