Vai trò của Axit folic đối với sức khỏe bà bầu

0
853

Axit folic (hay còn gọi là folat, vitamin B9) rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và cho sự hình thành tế bào máu. Nhu cầu Axit folic trung bình ở người trưởng thành 400 mcg/ngày. Nhu cầu này tăng lên trong thời kỳ mang thai (600mcg/ ngày) để đáp ứng cho sự phân chia tế bào cũng như sự tăng kích thước của tử cung.

Vai trò của Axit folic đối với sức khỏe bà bầu
Vai trò của Axit folic đối với sức khỏe bà bầu

Vai trò của Axit folic

Axit Folic rất cần cho quá trình tổng hợp nhân tế bào acid deoxyribo nucleic (AND), acid ribo nucleic (ARN) và protein; cho sự hình thành nhau thai; sự tăng trưởng của bào thai. Do số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo sự gia tăng của khối lượng máu và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai, nên phụ nữ mang thai thường hay thiếu Axit folic.

Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) báo cáo rằng phụ nữ uống đủ liều axit folic như khuyến cáo bắt đầu ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ làm giảm nguy cơ đứa con của họ bị khuyết tật ống thần kinh từ 50% đến 70%. Một vài nghiên cứu cho thấy folic có thể giúp giảm nguy cơ em bé bị những khuyết tật khác, như sứt môi, hở hàm ếch, và một số loại khuyết tật tim.

Cơ thể bạn cần axit folic để tạo nên những tế bào máu đỏ bình thường và ngăn cản một loại anemia. Axit folic cũng cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa, và vận hành của DNA, bản đồ gen của con người và một khối xây dựng nền tảng của các tế bào. Vì thế nhận được đầy đủ axit folic là đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nhanh tế bào của nhau thai và em bé của bạn. Một sô nghiên cứu cho rằng uống đa vitamin có axit folic có thể giảm được nguy cơ mắc tiền sản giật, một rối loạn phức tạp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và em bé.

Nếu bị thiếu Axit folic trong khi mang thai thì bà mẹ có thể bị thiếu máu hồng cầu; nguy cơ sảy thai cao; sinh non, sinh con nhẹ cân. Đặc biệt, việc thiếu Axit folic có thể gây khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, gây nứt đốt sống và não úng thủy (não có nước). Nứt đốt sống là một khuyết tật, trong đó một bộ phận của một hay nhiều đốt sống không phát triển trọn vẹn, làm cho một đoạn tủy sống bị lộ ra. Nứt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng thường gặp ở dưới thắt lưng và mức độ nghiêm trọng tùy vào số mô thần kinh bị phô bày. Sự hoàn thiện của việc khép ống thần kinh kết thúc vào ngày thứ 28 của thai kỳ. Cho nên, bổ sung Axit folic trước khi thụ thai mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Bổ sung Axit folic thế nào là hợp lý

Theo tạp chí mẹ yêu con để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho em bé, các chuyên gia khuyến cáo nên uống 400 micrograms (mcg) axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi bạn có kế hoạch có thai. Những phụ nữ bị béo phì có nhiều khả năng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, mặc dù lý do cho việc này vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn đang thừa cân đáng kể, hãy đến gặp bác sĩ trước khi bạn muốn có thai. Khi đó bác sĩ có thể khuyên bạn uống nhiều hơn 400 mcg axit folic mỗi ngày.

Các chuyên gia đề nghị rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ uống 400 mcg axit folic mỗi ngày. Một vài nhóm, như Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, đề nghị tăng lượng tiêu thụ của bạn lên ít nhất 600 mcg mỗi ngày khi bạn mang thai.

Ống thần kinh-từ đó cột sống và não của em bé phát triển – bắt đầu tạo thành khoảng 3 tuần sau khi thụ thai, vì vậy uống đủ liều axit folic trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Không nên uống nhiều hơn 1000 mcg axit folic mỗi ngày trừ khi bác sĩ khuyên bạn như vậy. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là một người ăn chay. Người ăn chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 và uống quá nhiều axit folic sẽ làm cho việc chẩn đoán thiếu hụt đó trở nên khó khăn.

Nếu trước đây bạn đã từng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, hãy chắc chắn bác sĩ hiện tại của bạn biết được điều này và hẹn gặp trước khi bạn muốn có thai. Khi không có sự can thiệp nào, phụ nữ trong tình huống này có khả năng 2% đến 5% tiếp tục có thai bị biến chứng.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều Axit folic

Súp lơ xanh: một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg Axit folic (khoảng ¼ nhu cầu Axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi vitamin C, chất xơ và sắt.

Quả bơ: một nửa quả bơ cũng đã chứa 90mcg folate. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác. Quả bơ rất nhiều acid béo omega 3 (chất béo lành mành, tốt cho tim của mẹ và não của bé).

Măng tây: một bát măng tây nấu chín có khoảng 79mcg Axit folic. Phụ nữ đang thời kỳ mang thai nên dùng măng tây thường xuyên vì chất Axit folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé

Cà chua: một cốc nước ép cà chua có 48mcg Axit Folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Bánh mỳ, ngũ cốc: thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu Axit folic. Một lát bánh mỳ bổ sung Axit folic chứa 60mcg Axit folic.