Trị sổ mũi cho trẻ nhỏ là vấn đề khiến nhiều bà mẹ đau đầu. Trẻ nhỏ không nên có sự can thiệp của quá nhiều loại thuốc kháng sinh. Vậy nên, bài viết dưới đây, Meyeucon.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến trẻ bị sổ mũi và 6 cách trị dứt điểm không cần dùng đến thuốc.
1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sổ mũi
Điều quan trọng khi bé bị sổ mũi là mẹ cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sổ mũi:
– Dị ứng: Bé bị chảy nước mũi, kèm theo hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
– Tiếp xúc với thời tiết lạnh: Bé có thể bị sổ mũi do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn cay.
– Cảm lạnh thông thường: Khi bị cảm lạnh bé sẽ bị sổ mũi kèm theo sốt nhẹ, đau họng, ho, chảy nước mắt, hắt hơi.
– Cúm: Cúm cũng gây sổ mũi kèm theo các triệu chứng như ớn lạnh, đau cơ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
– Vật lạ kẹt trong mũi: Nếu trong mũi bé có vật lạ thì bé cũng có thể bị chảy nước mũi kèm theo chảy máu và đau.
2. Cách trị sổ mũi không cần dùng thuốc
Trị sổ mũi bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi
Dụng cụ hút mũi đặc biệt hiệu quả đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ nên làm ấm nước muối, xịt vào mũi trẻ giúp giảm dịch nhầy. Sau đó, mẹ tiếp tục dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.
Cách làm: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Sau vài phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.
Massage mũi để trị sổ mũi
Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.
Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.
Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
Tắm nước gừng ấm
Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất.
Chườm nước nóng lên tai
Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
Thoa dầu giữ ấm vào lòng bàn chân
Khi vừa thấy trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể dùng dầu giữ ấm bôi vào lòng bàn chân con, massage lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất vào chân để giữ ấm. Sau đó mẹ có thể tiếp tục xoa dầu vào ngực, bụng và sau lưng con để giúp thân bé ấm lên và chứng sổ mũi cũng nhanh hết.
Loại dầu phổ biến nhất mà các mẹ thường sử dụng là dầu tràm hoặc khuynh diệp. Một số loại dầu giữ ấm có xuất xứ từ các nước phương Tây cũng rất tốt cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi.
Uống nước hành nấu để trị sổ mũi
Hành lá gốc trắng, thông thường chọn cây hành to, dùng phần gốc màu trắng nấu thành nước canh cho trẻ uống có tác dụng tốt trong việc giúp loại bỏ cảm cúm và chảy nước mũi ở trẻ.
Dùng củ hành trắng phần gốc dài, cắt ngắn vừa ăn, cho thêm khoảng 300ml nước nấu sôi lên. Nếu trẻ không chịu ăn vì mùi vị hăng thì có thể thêm một chút nước đường cho trẻ dễ uống hơn.
Hy vọng những thông tin trên bài về cách trị sổ mũi cho bé không cần dùng thuốc hữu ích với người đọc. Chúc bạn thành công.