Trẻ sơ sinh rụng tóc là hiện tượng khá phổ biến và thường không đáng lo ngại. Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm những biện pháp khắc phục tình trạng này thông qua bài viết sau đây tại chuyên mục nuôi dạy con nhé!
1. Tìm hiểu hiện tượng trẻ sơ sinh rụng tóc
Để hiểu hơn về hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần có sự hiểu biết về chu kỳ phát triển của tóc. Sự phát triển của tóc ở trên da đầu không xảy ra theo một chu kỳ hoạt động liên tục mà gồm giai đoạn phát triển và giai đoạn nghỉ ngơi. Giai đoạn phát triển gọi là anagen, kéo dài trong khoảng 2-6 năm. Trong giai đoạn này, hoạt động sinh trưởng của tóc diễn ra rất mạnh mẽ, tóc nhanh dài. Giai đoạn tiếp theo đó là giai đoạn trung gian (gọi là catagen) kéo dài trong 1-2 tuần. Trong giai đoạn này sự sinh trưởng của tóc sẽ bị dừng lại. Tiếp đến là pha nghỉ (pha ngừng lại) được gọi là telogen, kéo dài khoảng 3 tháng, tuy nhiên có nhiều trường hợp kéo dài đến 6 tháng. Bình thường tóc ở giai đoạn anagen chiếm 80-90%, tóc ở giai đoạn catagen 10-15% và tóc giai đoạn telogen chiếm 10-15%. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp phải tình trạng căng thẳng, sốt cao, thay đổi nội tiết tố,… có thể khiến một số lượng lớn tóc ngừng phát triển, chuyển nhanh từ pha anagen sang catagen và telogen. Nồng độ hormone của trẻ sơ sinh sẽ có nhiều sự biến đổi ngay sau khi sinh, điều này có thể khiến trẻ bị rụng tóc khi sinh ra (phụ nữ sau sinh cũng thường bị rụng tóc vì lý do tương tự).

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra trước khi bắt đầu vào giai đoạn tóc tăng trưởng tiếp theo khoảng ba tháng. Sau khi tóc mọc lại, đôi khi cha mẹ sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên vì trẻ có một mái tóc với màu sắc và kết cấu hoàn toàn khác so với mái tóc khi trẻ mới sinh ra. Tóc có thể sáng màu hơn, mọc dày hay khỏe hơn so với trước khi rụng.
2. Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh rụng tóc
Tình huống nên mau chóng đi khám
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi nếu như trẻ bị rụng tóc không lý do kèm theo các triệu chứng như:
Mệt mỏi
Mẩn đỏ dọc theo sống mũi
Sốt, có các dấu hiệu ốm khác
Rụng lông mày và lông mi.
Những cách khắc phục nếu trẻ bị rụng tóc thông thường
Tránh chải tóc mạnh cho con, chỉ cần lấy tay để vuốt nhẹ nhàng. Nếu giai đoạn bé rụng tóc đã qua và bé có một mái tóc đẹp hoàn toàn khác so với ban đầu, cha mẹ cũng không nên lo lắng. Điều này hoàn toàn bình thường, vì qua giai đoạn “tăng sinh” (mọc tóc), bé sẽ có sự thay đổi nhẹ về hooc mon kéo theo sự thay đổi một số đặc điểm trên cơ thể.

Dầu gội an toàn cho trẻ sơ sinh: Nếu nghi ngờ việc bé bị nhiễm trùng da đầu, bác sĩ có thể kê toa một loại dầu gội thuốc để làm sạch da đầu, loại bỏ ngay bất kỳ mầm bệnh nào có thể gây rụng tóc.
Thuốc mỡ và thuốc chống nấm: Tình trạng nhiễm nấm da đầu sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da nhằm giúp tóc bé ít bị rụng hơn.
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bé phát triển toàn diện đồng thời giảm rụng tóc.
Lý giải từ chuyên gia, khi ngủ một loại hormone tăng trưởng testosterone sẽ được sản sinh mạnh giúp mọc tóc, phát triển chiều cao cho bé.
Vì vậy, độ tuổi của trẻ tỉ lệ nghịch cùng với số giờ tối thiểu trẻ cần ngủ. Theo đó, trẻ sơ sinh ngủ càng nhiều thì càng tốt.
Sử dụng vải satin làm vỏ gối: giúp cho bé hạn chế sự cọ xát vào da đầu đồng thời giúp giữ ẩm cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ bị rụng tóc là do bé nằm ở một tư thế nhiều, thì mẹ nên cố gắng thường xuyên thay đổi tư thế nằm của con khi cho bé ngủ. Mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng trái rồi nghiêng sang phải thay vì chỉ nằm ngửa. Nếu như bé quen nằm quay sang một bên nào đó thì mẹ nên có chăn, gối để chèn người con.
Tắm nắng cho con giúp bổ sung vitamin D và giúp hấp thụ canxi tốt hơn vào những buổi sáng sớm 6 -7 giờ sáng vào mùa hè và 8 – 9 giờ vào mùa đông. Không nhất thiết là phải ra sân mà có thể mở cửa sổ để nắng rọi vào phòng bé.
Trên đây là một số lời khuyên hữu ích về vấn đề trẻ sơ sinh rụng tóc. Như vậy, trừ trường hợp trẻ bị rụng tóc kèm theo các triệu chứng bất thường, thì mẹ hoàn toàn có thể an tâm vì rụng tóc ở trẻ sơ sinh không là một hiện tượng rất bình thường.