Trẻ sơ sinh khó ngủ, ngủ không sâu giấc cha mẹ cần làm gì

0
928

Trẻ sơ sinh khó ngủ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Vì vậy, để tìm hiểu nguyên nhân trẻ khó ngủ và cách khắc phục, mời bạn tham khảo bài viết sau đây trong chuyên mục nuôi dạy con nhé!

1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi thì gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày và đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).

Đối với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên hoặc được 6 kg sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6-8 giờ) mà không thức giấc. Khi đó, cha mẹ không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú tuy nhiên cần lưu ý không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.

Đối với các trường hợp đặc biệt như là non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể phải cho con bú thường xuyên hơn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ
Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Nguyên nhân sinh lý

Cũng như người lớn, thì giấc ngủ của trẻ cũng được chia thành hai hình thức đó là: giấc ngủ REM (rapid eye movement) và giấc ngủ Non- REM (non rapid eye movement). Ở người lớn, Non-REM chiếm khoảng 75% thời gian ngủ, REM chiếm 25%. Tuy nhiên ở trẻ em, thì thời gian giấc ngủ REM chiếm đến 50%. Đặc điểm của giấc ngủ REM đó là mặc dù ngủ, nhưng não bộ và các cơ quan hô hấp lại tăng hoạt động, trẻ thở nhanh và nhịp tim cũng nhanh hơn. Do đó, trẻ ngủ không sâu giấc, rất dễ bị thức giấc khi có các tác động từ bên ngoài.

Trẻ bú không đủ no hoặc quá no cũng khiến cho trẻ ngủ không sâu giấc và quấy khóc. Khi trẻ lớn lên, biết bò, biết đi, vận động vào ban ngày tăng, mọc răng,…cũng làm cho trẻ khó đi vào giấc ngủ.

Nguyên nhân bệnh lý

– Thiếu vi chất:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp:

– Béo phì:

3. Cách trị trẻ sơ sinh khó ngủ

Cách khắc phục trẻ sơ sinh khó ngủ
Cách khắc phục trẻ sơ sinh khó ngủ

Nếu cần thiết bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định vấn đề thuộc về sức khoẻ của bé hay là do thói quen gia đình. Nhìn chung mẹ nên:

Tạo cho bé một thời gian biểu riêng về việc ăn ngủ để điều chỉnh dần.

Cố gắng nhận biết xem con thường ngủ sâu và dài trong thời gian và vào thời điểm nào, lý do tại sao bé ngủ sâu.

Cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi. Chọn các loại tã khô thoáng, chất liệu thân thiện, không gây kích ứng da.

Cho trẻ ngủ ở trong môi trường có ánh sáng dịu nhẹ.

Tạo không gian có âm thanh êm đềm để giúp cho trẻ ngủ ngon giấc hơn. Chẳng hạn như ru cho trẻ ngủ, hoặc bật nhạc trữ tình êm dịu.

Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ: Trẻ sơ sinh quấy khóc và ít ngủ thường là do bé bị đói, mẹ cần chú ý quan sát và canh chừng đến thời điểm cho trẻ bú để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, điều này sẽ giúp trẻ có giấc ngủ dài và sâu hơn

Đặt trẻ xuống giường khi trẻ vừa thiu thiu ngủ: Việc làm này sẽ giúp tránh tạo thói quen ngủ trên tay mẹ của trẻ, giúp trẻ học cách tự ngủ và không phụ thuộc vào mẹ

Thay tã cho trẻ thường xuyên: Thay tã cho bé thường xuyên giúp cho bé luôn thoải mái, dễ chịu để bé ngủ ngon giấc hơn.

Bổ sung canxi, kẽm vào chế độ ăn uống của trẻ: Hãy cho bé uống sữa thường xuyên và tắm nắng nhằm bổ sung canxi cho bé. Mẹ cũng nên bổ sung rau xanh, các loại vitamin vào khẩu phần ăn để tăng lượng kẽm cho bé bú mẹ.

Hát ru hoặc bật nhạc nhẹ khi bé đang buồn ngủ.

Đối với những cơn thức đêm, hãy an ủi và trấn an bé bằng cách vỗ về và xoa dịu. Đừng mang bé ra khỏi giường.

>>> Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình

>>> Trẻ sơ sinh bị nấc

Như vậy, khi trẻ sơ sinh khó ngủ cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con cải thiện được tình trạng này bằng cách theo dõi và thay đổi những thói quen không phù hợp. Nếu như đã làm mọi cách mà trẻ sơ sinh vẫn trằn trọc, khó ngủ cha mẹ nên đưa con đi khám ngay để kiểm tra ảnh hưởng của bệnh lý.