Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và những lưu ý cha mẹ cần biết

0
1180

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là hiện tượng không hiếm gặp nhưng lại luôn khiến các mẹ lo lắng. Dấu hiệu cụ thể và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Làm thế nào để bé không còn bị sôi bụng nữa? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Meyeucon.vn

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng của bé chưa thực sự phù hợp. Hiện nay, nhiều gia đình cho con nhỏ bú bình quá sớm. Trong khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa còn non yếu. Bé chưa thể thích nghi ngay được với sữa ngoài.

Lúc này cơ thể trẻ không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Ngoài ra, cách pha chế sữa chưa chuẩn và vệ sinh bình không sạch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến con trẻ. Điều này khiến con khi bú nuốt phải nhiều không khí hơn.

Nguyên nhân tiếp theo được kể đến là chế độ ăn uống của các mẹ. Những thực phẩm cay nóng, quá nhiều dầu mỡ cũng khiến trẻ gặp nhiều vấn đề khi bú.

2. Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng 

Khi bé bị sôi bụng, chắc hẳn mẹ sẽ lo lắng rất nhiều. Để có thể nhận biết chứng sôi bụng ở trẻ mẹ có thể dựa vào:

– Bé không muốn bú, hay bị nôn khi bú

– Quấy khóc liên tục

– Ban ngày ngủ nhiều, đêm dậy quấy khóc

– Xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy theo cơ địa của mỗi bé.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và những lưu ý cha mẹ cần biết

3. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng 

Thay đổi tư thế bú 

Bạn nghĩ mình đã cho con bú đúng cách nhưng con vẫn bị sôi bụng? Vậy thì hãy thử thay đổi sang tư thế khác. Đây là cách làm được nhiều người áp dụng. Vì nó đơn giản mà hiệu quả lại cao.

Bạn có thể đưa đầu con lên vai mình. Sau đó vỗ lưng để bé ợ ra ngoài. Mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.

Lưu ý quan trọng khi cho bé bú bình: Hãy đảm bảo rằng bé ngậm vừa núm vú để không khí không lọt vào bên trong.

Chọn đúng sữa công thức 

Một số bé không hấp thụ được Lactose, mẹ nên cho trẻ ăn từ từ để cơ thể sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Đối với trẻ nhạy cảm với các thành phần của sữa và đang trong quá trình ăn dặm, mẹ có thể bô sung thêm các canxi khác. Điều này giúp con phát triển hệ xương và răng tốt hơn.

Một số loại thực phẩm được khuyến khích là: nước cam, cá hồi, tôm, cua, các loại rau xanh đậm, …

4. Một số lưu ý các mẹ cần biết 

Dùng hoàn toàn sữa mẹ những năm đầu đời 

Một trong những cách hiệu quả nhất để trẻ không còn tình trạng sôi bụng là cho trẻ dùng hoàn toàn sữa mẹ những năm đầu đời.

Nếu mẹ ít sữa, có thể cho bé bú thành nhiều lần để bé đủ no. Không chỉ vậy, cơ thể mẹ cũng tự điều chỉnh để tiết ra lượng sữa phù hợp hơn.

Tìm hiểu kĩ nếu dùng sữa công thức 

Trong trường hợp phải dùng đến sữa ngoài, điều quan trọng mẹ phải nắm được thành phần, lượng sữa cũng như pha đúng cách.

Lưu ý không nên sử dụng các loại sữa công thức có hàm lượng lactose cao. Nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Pha sữa và cho bé bú bình đúng cách 

Khi pha sữa cho trẻ, nên pha trước khoảng 10 phút trước khi cho con bú. Để tăng thời gian phân hủy bọt khí, đừng quên để bình sữa đứng.

Mẹ cũng nên khuấy đều sữa để tránh cho bé hút phải bong bóng khí.

Chú ý chế độ ăn uống của mẹ 

Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng là nguyên nhân khiến bé bị sôi bụng. Mẹ nên hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Thay vào đó, đừng quên bổ sung nhiều rau củ hoa quả và nước hàng ngày.

Hy vọng những thông tin trên bài về trẻ sơ sinh bị sôi bụng hữu ích với người đọc.