Trẻ sơ sinh bị nấc là một hiện tượng sinh lý phổ biến và hết sức bình thường. Mặc dù không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé tuy nhiên nếu mẹ có thể tham khảo một vài mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh trong bài viết sau của chuyên mục nuôi dạy con để bé cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Nấc cụt là hiện tượng xuất hiện do những cơn co thắt bất ngờ không thể tự chủ từ cơ hoành, các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Chữa nấc cụt cho người lớn khá đơn giản, nhưng đối với trẻ sơ sinh thì cần cẩn thận hơn vì cơ thể của bé còn khá non nớt. Ba mẹ cần chú ý tránh các động tác quá mạnh tay hoặc sử dụng các biện pháp không phù hợp như cho bé uống nhiều nước… Vậy đâu là nguyên nhân và cách chữa cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do các vài nguyên nhân sau:
– Trẻ không được giữ ấm đúng cách, trẻ bị trào ngược khí gây nấc cụt.
– Trẻ uống sữa không đúng cách. Khi uống quá nhiều, sữa sẽ ngưng tụ lại không tiêu hóa được. Hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ và không thể lưu thông. Kéo theo đó, chức năng dạ dày của bé cũng bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây ra nấc cụt.
– Trẻ bú sữa mẹ quá nhanh hoặc vừa khi bé vừa khóc xong mẹ đã cho bé uống sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến nấc cụt.
Tuy nhiên tình trạng nấc cụt này sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút rồi cơ thể sẽ tự cân bằng và hết nấc. Nếu mẹ sốt ruột có thể tham khảo các cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh bên dưới đây.

2. Chữa trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ để nhét vào trong lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ mũi của bé, cùng lúc giữ miệng trẻ khép lại trong khoảng 2 đến 3 giây, lặp lại khoảng 15 lần, khoảng cách mỗi lần là 3 giây. Tuy nhiên, khi thực hiện các động tác này, cha mẹ cần phải chú ý thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay.
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh cũng bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp cho bé thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Nếu con đang trong giai đoạn ăn dặm, thì bạn có thể cho một ít đường vào dưới lưỡi của bé. Với những bé còn quá nhỏ, bạn có thể cho một ít sirô lên núm vú giả hay ngón tay của bạn và cho bé ngậm. Tuy nhiên, phải đảm bảo là ngón tay và núm vú giả phải luôn sạch sẽ nhé! Với cách đơn giản này, bạn có thể giúp bé ngăn những cơn nấc cụt của trẻ.
Cho bé bú sữa: Ở những trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất cứ nước nào khác. Trong thời gian này, bé bị nấc mẹ nên cho bé bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, bạn có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc rất hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

Vỗ nhẹ trên lưng bé, có thể vỗ ở vai, nhưng mẹ nhớ thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi, bé sẽ hết nấc.
Mật Ong: Chỉ cần một vài giọt mật ong cũng sẽ giúp cho bé hết nấc. Chú ý khi sử dụng bởi trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.
Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, mỗi lần chỉ khoảng độ 2,5ml cũng là cách chữa nấc được nhiều mẹ áp dụng.
Đôi khi cha mẹ có thể chơi trò ú òa với bé. Khi bé bị nấc cụt, hãy làm bé phân tâm bằng các trò chơi vận động hoặc lắc những món đồ chơi trước mặt bé. Những cơn co thắt được kích hoạt bởi xung thần kinh có thể gây ra những cơn nấc cụt.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách chữa cho trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, nếu bé bị nấc trong thời gian quá lâu, thì đây không phải là hiện tượng nấc bình thường và cha mẹ nên cho bé đi khám nhé!