Trẻ bị tiêu chảy không phải trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan vấn đề này. Tiêu chảy nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Cùng Meyeucon.vn tìm hiểu kĩ hơn về bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ qua bài viết sau.
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, phân mềm hoặc tạo thành chất lỏng. Trẻ em ở từng thời kỳ đều có thể bị tiêu chảy nhưng diễn ra không quá lâu.
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Khi lớn hơn, hệ tiêu hóa phát triển ổn định hơn thì tình trạng bị tiêu chảy sẽ giảm xuống. Tiêu chảy có các loại khác nhau:
– Tiêu chảy cấp tính (ngắn hạn): Chỉ kéo dài 1 – 2 ngày là hết, thường liên quan đến nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn.
– Tiêu chảy mãn tính (lâu dài): Tình trạng tiêu chảy kéo dài trong vài tuần, nguyên nhân là do hội chứng ruột bị kích thích hoặc có thể là do bệnh đường ruột.
2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân chính gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ và hay gây thành dịch là Rotavirus.Ngoài ra, các mẹ cần chú ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy để phòng tránh:
– Tuổi hay gặp: Trẻ từ 6-11 tháng tuổi (bắt đầu tập ăn dặm)
– Bé bị suy dinh dưỡng
– Suy giảm miễn dịch: Sau mắc sởi, hoặc bé bị HIV
– Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus hay hoành hành vào mùa khô lạnh
– Tập quán không tốt: Bú chai, ăn dặm không đúng cách, nước ô nhiễm, không rửa tay khi dọn phân, khi chế biến thức ăn, xử lý phân không hợp vệ sinh.
3. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước, điện giải – Đây là vấn đề quan trọng bởi việc mất nước ở trẻ thường diễn ra nhanh chóng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, rối loạn hệ tiêu hóa còn khiến trẻ mất ngủ, biếng ăn, quấy khóc. Từ đó mà các bé này dễ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần nắm những vấn đề này để có cách chăm sóc tốt nhất dành cho trẻ.
Khi những trường hợp tiêu chảy không quá nghiêm trọng, các bé thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Cha mẹ cần theo sát tình trạng bệnh của bé. Một số điều mà cha mẹ không được quên khi có con đang bị tiêu chảy
Uống nhiều nước hơn bình thường
Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.
Không bỏ bữa của trẻ
Mặc dù các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
Bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác
Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
Không dùng sữa thay cho các bữa ăn
Sữa chứa nhiều vi chất nhưng lại là thực phẩm dễ khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra các loại thức ăn có nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ em bị tiêu chảy.
Hy vọng những thông tin trên bài về trẻ bị tiêu chảy hữu ích với người đọc.