Trẻ 7 tháng tuổi và những mốc phát triển quan trọng cha mẹ cần chú ý

0
803

Trẻ 7 tháng tuổi phát triển như nào, đã biết làm những gì? Khi bước vào giai đoạn này, con tăng trưởng khá nhanh và bắt đầu học nhiều kĩ năng mới. Cùng Meyeucon khám phá cụ thể hơn qua bài viết sau nhé.

Trẻ 7 tháng tuổi phát triển ra sao?

Vận động chắc chắn, linh hoạt hơn

Ở tháng thứ 7 bé đã có được sự phát triển vận động với các kỹ năng. Bé bắt đầu tập ngồi, thích thú hoạt động tay chân và dần ngồi vững. Con cũng làm quen với việc tập bò và nhanh chóng làm chủ. Trẻ cũng có thể vịn vào thành chắc chắn để đứng dậy.

Không chỉ vậy, trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu thực hiện linh hoạt nhiều kỹ năng. Như cầm hai vậy đập chúng vào nhau, dùng ngón tay để nhặt đồ lên…

Ngôn ngữ

Về mặt tiếng nói, trẻ bắt đầu nhận biết giọng nói của các thành viên trong gia đình. Biết quay đầu khi có người gọi bé hoặc nghe thấy tiếng nói chuyện. Bập bẹ phát ra những âm đơn giản tiếp lời mọi người.

Trong giai đoạn này bé cũng thể hiện sự yêu thích với âm nhạc, tiếng động. Do vậy mẹ có thể cho bé nghe nhạc, xem phim hoạt hình đơn giản… Để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho bé.

Nhận thức và ứng xử

 

Trẻ 7 tháng tuổi biết thể hiện cảm xúc để phản đối

Ở độ tuổi này, bé đã biết phản kháng lại khi không muốn làm, không hài lòng. Giấu mặt để từ chối, cau có đòi đi chơi khi mẹ dỗ đi ngủ, la ó khi không lấy được món đồ yêu thích…

Lúc này, bé có thể tạo ra những tiếng động ồn ào, để thể hiện cho người xung quanh biết là bé đang không hài lòng. Tuy nhiên cũng không nên chiều theo tính khí của bé, mà hãy vỗ về, chờ đợi khi bé sẵn sàng hợp tác cùng bạn.

Chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi

Chế độ ăn cho trẻ 7 tháng tuổi

Từ tháng 7-9 là giai đoạn chuyển tiếp nên cha mẹ cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Gợi ý khẩu phần ăn của trẻ 7 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất cho bé bao gồm:

  • Sữa: Mẹ có thể cho bé uống khoảng 500 ml/ngày. Không nên cho bé uống sữa công thức quá sớm, nếu sữa mẹ không đủ hoặc mẹ bận đi làm thì mới cho bé dùng thêm sữa công thức.
  • Bột ăn dặm: Nên cho bé ăn ngày 3 bữa bột ăn dặm, mỗi bữa gồm 20g bột gạo + 20g thịt (hoặc cá, trứng, tôm, cua… ) thay đổi thường xuyên và phải thêm rau xanh và dầu mỡ cho bé.
  • Sữa chua, váng sữa: Cho bé ăn thêm khoảng 50g một ngày để hỗ trợ tiêu hóa và nên dùng sau bữa chính ít nhất 30 phút.
  • Phomai: Có thể bổ sung thêm canxi cho bé bằng cách cho phomai vào cháo hoặc bột buổi sáng. Tập cho bé từng chút một rồi tăng cả lượng và độ thô dần.
  • Cháo: Bé có thể ăn cháo nát nhuyễn khi đủ 7 tháng tuổi. Lưu ý là không nên ép bé ăn nhiều. Khi bé không muốn ăn nữa nên ngừng thay vì ép bé ăn no.

Trẻ 7 tháng tuổi cũng bắt đầu vận động nhiều hơn nên ngoài chế độ ăn, cha mẹ cũng cần chú ý an toàn cho bé. Hạn chế cho bé nghịch đồ chơi nhỏ, sắc nhọn. Lưu ý ổ điện, bình nước nóng trong nhà… Cha mẹ cũng nên cho bé ra ngoài trong thời tiết dịu mát để bé làm quen với thế giới xung quanh.

Xem thêm: Các món ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi thơm ngon đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ 7 tháng tuổi là cột mốc quan trọng của cả cha mẹ và bé. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp cha mẹ hiểu thêm về quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.