Trẻ 4 tháng tuổi phát triển như nào, đã biết làm những gì? Những tháng đầu đời của con nhỏ luôn khiến cha mẹ hào hứng. Khi bước vào giai đoạn này, con tăng trưởng khá nhanh và bắt đầu học nhiều kĩ năng mới. Cùng Meyeucon khám phá cụ thể hơn qua bài viết sau nhé.
1. Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì
Làm chủ phần đầu và phần cổ hơn
Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu kiểm soát tốt hơn phần đầu và phần cổ. Đây cũng là hai bộ phận quan trọng nhất, dễ gây tổn thương nhất. Vậy nên có thể xem khả năng này là điểm nhấn của giai đoạn 4 tháng tuổi. Mẹ cũng không phải lo lắng tình trạng đầu bé ngửa ra đằng sau hoặc trước nữa.
Không chỉ vậy, trẻ không cần đến sự giúp đỡ của người lớn vẫn có thể giữ thăng bằng được. Ngoài ra, trẻ bắt đầu nằm sấp và nâng đầu dậy. Thời gian kéo dài lâu hơn so với những tháng tuổi trước.
Ngủ xuyên đêm
Đây cũng là giai đoạn trẻ ngủ xuyên đêm. Mẹ sẽ cảm thấy đỡ vất vả hơn những tháng đầu khi con không còn thức dậy liên tục và quấy giữa đêm nữa. Mỗi đêm, bé có thể ngủ liền một giấc 7-8 tiếng.
Một trong những lưu ý quan trọng khi nuôi dạy bé trong khoảng thời gian này là cho bé ngủ đủ giấc. Một ngày khoảng 14-16 tiếng. Đây cũng có thể đánh giá là một cột mốc quan trọng chứng tỏ bé đã lớn hơn rất nhiều.
Linh hoạt các ngón tay hơn
Ở giai đoạn này, trẻ 4 tháng tuổi đã có khả năng cầm nắm những món đồ trong tầm với của mình. Ngoài ra, bé còn có thể phối hợp 2 tay cùng một lúc.
Vậy nên, cha mẹ chú ý chọn những món đồ chơi chất lượng tốt nhất cho con. Tốt nhất là những món đồ chơi có kích thước vừa vặn, không có đầu nhọn và phù hợp với tuổi của con nhất.
Đôi chân cứng cáp và mạnh mẽ hơn
Nếu để ý kĩ các mẹ sẽ thấy trẻ bắt đầu có khả năng nhún lên bằng chân mình. Khi này chân bé sẽ cứng cáp hơn rất nhiều.
Mẹ chỉ cần giữ phần thân trên để con có thể đứng chạm sàn. Sau đó hãy quan sát cách con nhún bật nhé.
2. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ
Thời gian này giấc ngủ của bé bắt đầu ổn định. Các mẹ dần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Trẻ có thể ngủ liên tục 6 tiếng vào ban đêm. Do đó, bố mẹ không nên lo trẻ đói mà đánh thức con dậy để bú sữa.
Ngoài ra, để giúp bé ngủ ngon hơn, trước khi ngủ mẹ có thể hát cho bé nghe. Bật đèn mờ trong phòng để con bớt sợ. Khi bé giật mình tình dậy giữa đêm, bạn hãy cố gắng dỗ bé ngủ lại.
Ngăn ngừa hăm tã
Bố mẹ có thể ngăn ngừa hăm tã cho con bằng cách thay tã thường xuyên. Đặc biệt là vào ban đêm. Sau mỗi lần thay tã, bạn hãy vệ sinh, lau rửa sạch sẽ cho con.
Bạn có thể lấy khăn mềm để lau cho trẻ và không nên chà xát gây tổn thương da trẻ. Khi quấn tã cho bé, bạn nên để tã hơi lỏng, sử dụng tã có lỗ thoáng khí.
Chăm sóc khi bé mọc răng
Ở giai đoạn này, có thể con sẽ bắt đầu mọc răng và chảy rãi. Lúc này, trẻ có thể sẽ cho tất cả những đồ vật xung quanh vào miệng.
Do đó, bố mẹ hãy cẩn thận khi cho con chơi những đồ vật nhỏ để tránh trở thành mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho con.
Cho bé hoạt động nhiều hơn
Bạn có thể giúp bé hoạt động cả tay và chân bằng cách đặt con lên bụng và để bé tự đẩy mình lên. Con có thể khóc khi nằm trên bụng bạn vì chưa quen với tư thế này. Nhưng rồi bé sẽ quen dần.
Bé sẽ nâng cao đầu và vai của mình cũng như sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Động tác chống đẩy nhỏ này giúp bé tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và có được tầm nhìn tốt hơn về những gì đang xảy ra xung quanh.
Hy vọng những thông tin trên bài về trẻ 4 tháng tuổi hữu ích với người đọc.