Tiêm phòng trước khi mang thai và những điều bà bầu cần lưu ý

0
856

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều mà tất cả các mẹ bầu cần phải lưu ý. Tiêm phòng có bắt buộc không? Thời gian thích hợp nhất để tiêm phòng là lúc nào? Bài viết dưới đây, Meyeucon.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này. 

1. Tiêm phòng trước khi mang thai bắt buộc hay không?

Việc tiêm phòng trước khi mang thai là hoàn toàn không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non.

Vì thế, trước khi có ý định mang thai, các chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, các mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc xin như ngừa Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác). Riêng vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.

2. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng

Việc tiêm phòng trước khi mang thai cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:

– Với việc tiêm vắc-xin rullbela, thủy đậu, quai bị cần tránh có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm.

– MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tiêm phòng trước khi mang thai và những điều bà bầu cần lưu ý

– Với vắc-xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ. Với vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung, sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng tới chị em mang thai là tốt nhất.

– Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

3. Các loại vacxin được khuyến khích tiêm phòng trước khi mang thai

Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Mỗi năm, Việt Nam có gần 4.200 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.400 ca tử vong. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44.

Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắcxin ngừa virus HPV, cùng với tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm điều trị kịp thời bệnh.

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là do virus gây ra, chúng dễ dàng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, vì thế khi mang thai bà mẹ nhiễm virus viêm gan B dễ dàng lây virus sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở.
Theo nhiều thống kê cho thấy, các mẹ bầu vị nhiễm viêm gan siêu vi B trong 3 tháng giữa của chu kỳ mang thai nguy cơ lây truyền cho con là 10-20%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 90% nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Sởi, quai bị, rubella

Đây là mũi tiêm có tác dụng phòng chống 3 tình trạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai là: sởi, quai bị và rubella.

Nếu mẹ mang thai bị nhiễm rubella có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi: tim bẩm sinh, điếc do thần kinh cảm giác, mù hoàn toàn hay một phần, chậm phát triển tâm thần từ mức độ nhẹ đến trung bình…

Hy vọng những thông tin trên bài về tiêm phòng trước khi mang thai hữu ích với người đọc.