Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ yêu con có thể tham khảo.
Ăn dặm kiểu nhật là phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.
Nhiều bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo.
1. Những thông số cơ bản
– Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
– Thời gian ăn: 10h sáng và 5h chiều
– Đạm: 10-15g (trứng: cả lòng đỏ; đậu phụ 40-50g; sản phẩm sữa bò: 85-100g; thịt lườn gà; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
– Cháo tỉ lệ 1:7 (10g gạo với 70ml nước): 40-80g
– Rau: 25g (dưa chuột, nấm các loại)
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi – 1:
Bữa ăn của bé 7 – 8 tháng tuổi
2. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này
– Tinh bột: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
– Đạm: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi).
– Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền.
– Chất xơ: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi
10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
– Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
– Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua
– Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
– Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
– Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm
– Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
– Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Súp khoai tây cá hồi + susu luộc
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 8 tháng tuổi
10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
– Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua
– Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
– Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
– Spagetty + chuối sữa chua + nước cam loãng
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua
– Cháo trắng + cá hồi nấu súp lơ
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
– Cháo trắng + canh cua mồng tơi
– Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
– Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
– Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
– Súp cá + trứng hấp nấm rơm
– Khoai tây trộn gan gà + súp cà chua
– Cháo trắng + cá quả xào hành + bắp cải luộc
– Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
– Cháo bò nấm + canh bí đỏ
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này
– Theo thực đơn trên, bé có thể ăn được cháo theo tỷ lệ 1:7. Tỷ lệ 1:7 (là 1 gạo và 7 nước), nấu chín xong sau đó vẫn cần rây. Tuy nhiên, đến khi bé được khoảng 7 tháng rưỡi đến 8 tháng thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, tức là không rây nữa mà chỉ cần nghiền bằng muỗng. Vì lưỡi của trẻ ngoài động tác đẩy thức ăn từ mồm vào họng thì lưỡi bé còn di chuyển theo chiều dọc, nên trong đồ ăn của bé bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ lẫn bên trong để bé dùng lưỡi và vòm hàm trên nghiền ra.
– Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
– Các mẹ vẫn chưa cần nêm gia vị, nếu mẹ vẫn muốn nêm thì chỉ nêm một lượng cực nhỏ.
– Bước sang thời điểm này, các bé sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, mẹ không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là liền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.