Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

0
1018

Dưới 3 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ bú mẹ hoàn toàn và dùng thêm sữa công thức nếu cần. Bước sáng tháng thứ 4, bữa ăn của bé đã thay đổi. Ba mẹ cần hiểu rõ hơn về thực đơn cho bé trong thời gian này để bé yêu có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Khi trẻ đến cột mốc bé 4 tháng tuổi, các ông bố bà mẹ sẽ nghe nhiều ý kiến trái chiều về việc cho trẻ ăn gì. Phần lớn các chỉ dẫn của chuyên gia ngày nay đều gợi ý trẻ chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa bột (hoặc kết hợp cả hai) cho đến khi đến cột mốc 6 tháng tuổi. Một số chỉ dẫn gợi ý cho trẻ ăn dặm trong khoảng giữa 4 tháng đến 6 tháng. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mọi người lại có muốn biết về việc cho trẻ làm quen như thế nào. Dưới đây là những gì chuyên gia dinh dưỡng trẻ sơ sinh khuyên bạn.

  • Bột dinh dưỡng không nên cho ăn trong bình

Lần đầu cho trẻ ăn bột, bạn thường pha loãng như cháo, không đặc sệt đúng nghĩa bột, nhưng cho trẻ “uống” bột bằng bình có thể gây sặc. Thay vì thế, bạn hãy cho vào bát và xúc bằng thìa nhỏ. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn trong tư thế ngồi trên ghế cao hoặc loại ghế khác phù hợp.

  • Bạn không cần tập cho trẻ làm quen với món mới theo trình tự nào cả:

Đa phần bác sĩ gợi ý đầu tiên nên cho trẻ ăn bột dinh dưỡng trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột vì mùi vị quen thuộc và dễ nuốt.

  • Quan trọng là làm quen với từng món một:

Bạn nên đợi ít nhất 4 ngày trước khi cho con ăn món mới. Như thế, bạn có thể nhận biết nếu con có phản ứng tiêu cực hoặc dị ứng với thức ăn.

  • Thức ăn nên đa dạng, phong phú:

Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Đừng vì bạn không thích ăn rau hoặc ghét bột yến mạch mà trẻ cũng không được ăn những món này. Khi đã nếm thử qua nhiều loại thức ăn thô, trẻ cần một chế độ ăn uống có mặt tất cả thực phẩm đại diện cho các nhóm để có thể hấp thu đầy đủ nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết khác.

1.Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Bé yêu của bạn sẽ không làm bất cứ điều gì để ba mẹ có thể nhận biết được chúng đã sẵn sàng với thức ăn lỏng. Ba mẹ cần quan sát và hiểu bé muốn gì.

Bé cứng cáp hơn và có thể giữ đầu đứng thẳng. Bé cũng ngồi khá vững trong lòng bố mẹ hoặc trên ghế cao dành cho bé. Bé biết tạo ra các chuyển động nhai. Đặc biệt, cân nặng của bé cho thấy sự cải thiện đáng kể, tăng gấp khoảng 2 lần so với khi sinh ra.

Ngoài ra, có vẻ bé rất có hứng thú với thực phẩm, bé có thể ngậm miệng xung quanh một cái muỗng, cũng có thể di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Bé có thể đá lưỡi qua lại nhưng đang mất dần xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Và bé đang mọc răng. Đó đều là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng với thức ăn lỏng hơn.

2.Thực đơn cho bé 4 – 6 tháng tuổi

Bé yêu của bạn đang trong độ tuổi này, bạn băn khoăn không biết bé có thể ăn món gì? Trong thời kỳ này, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức hoặc PLUS. Bên cạnh đó, đây là thời gian mẹ tập cho bé ăn bột loãng, quen dần với đồ ăn xay nhuyễn có độ đặt sệt tăng dần.

Bột trẻ em và ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé trong những ngày đầu ăn dặm. Hơn thế nữa, bột gạo trẻ em và bột ngũ cốc rất mịn, khi trộn với sữa công thức và sữa mẹ mang lại hương vị quen thuộc giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng dị ứng nào cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 6 tháng.

Tuy nhiên, lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen, yến mạch tuyệt đối không dành cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi do trong các loại ngũ cốc này có chứa gluten, được khuyến cáo có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt với gia đình có tiền sử Celiac hoặc dị ứng. Ba mẹ có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc này khi bé ngoài 6 tháng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà rốt, táo, lê, bí đỏ…

Tóm lại sữa mẹ, sữa bột hoặc dùng kết hợp cả hai sẽ là nguồn sữa chính mà trẻ hấp thu ở giai đoạn tháng thứ 4 và những năm đầu đời của trẻ. Các nguồn sữa này chứa chất dinh dưỡng – bao gồm chất béo lành mạnh – mà trẻ cần và dễ tiêu hóa.