Tuần thai thứ 39 là giai đoạn cận kề với ngày sinh nở. Lúc này em bé của bạn đang chờ đón đến ngày được sống với thế giới bên ngoài. Trong tuần này lớp mỡ dưới da của bé đang tiếp tục được tổng hợp để duy trì thân nhiệt sau khi bé chào đời. Lúc này chắc chắn mẹ đang vô cùng mong ngóng ngày con chào đời rồi, Hãy cảm nhận những ngày cuối cùng em bé trong bụng mẹ nhé, và nhớ đảm bảo chất dinh dưỡng cho mẹ và bé đầy đủ nhất đặc biệt giữ cho tinh thần luôn được thoải mái nhé.
1.Sự phát triển của thai nhi tuần 39
Bước tới tuần thai thứ thứ 39, thời điểm này em bé của bạn có thể nặng hơn 3,3 kg và cao khoảng 50,7 cm tính từ đầu đến gót chân. Do cơ thể bé ngày một lớn nên vì vậy không gian trong tử cung không còn khoảng trống cho bé hoạt động nữa. Chính vì vậy trong tuần thai này em bé của bạn ít nhào lộn hơn trước, Nhưng bé vẫn luôn nhắc nhở mẹ về sự có mặt của mình.
Thai nhi 39 tuần nhịp tim của bé nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ. Các chức năng đã hoàn thiện và các cơ quan nội tạng, thần kinh, hô hấp đều đã hoạt động tốt chức năng riêng của mình. Vào thời điểm này bé đã sẵng sàng chào đời bất cứ lúc nào.
Thời điểm này phàn lớp da bên ngoài của bé bong tróc ra, đồng thời một lớp da mới được hình thành bên dưới lớp da cũ. Hầu hết lớp lông tơ và các chất gây bảo vệ cơ thể bé đã mất đi. Lớp mỡ dưới da của bé đang tiếp tục được tổng hợp để giữ ấm cho cơ thể trước sự thay đổi của môi trường khi bé chào đời.
Phần xương sọ của bé chưa khít lại, cho phép chúng chờm lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ống sinh. Tóc của bé đã dài ra khoảng 3 cm, nhưng vẫn là những sợi tơ.
2.Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 39
Khi bước vào tuần thai 39 cơ thể mẹ thường không gặp phải sự thay đổi lớn nào cả. Có lẽ bạn sẽ không cảm thấy mình tăng cân thêm hay không nhận ra bụng của bạn to hơn các tuần trước. Nhưng thực tế, sự thay đổi này vẫn tiếp tục diễn ra.
Vào thời gian này cơ thể bạn dường như đã tăng tới mức tối đa và không thể nào tăng thêm được nữa. Tuy nhiên cơ thể bạn vẫn tăng lên từng ngày. Mức cân nặng hiện thời của bạn có thể đã tăng khoảng 15 kg.
Tử cung của bạn lúc này cao khoảng 30-34 cm và cách rốn khoảng 16 đến 20 cm. Đồng thời, cửa tử cung, âm đạo của bạn trở nên mềm hơn và dịch tiết ra nhiều hơn. Bạn cảm giác cơ thể mình thật là đồ sộ, bụng thì to ghê gớm. Tuy nhiên niềm vui nho nhỏ cho bạn là khi ba ghé tai sát bụng bạn có thể nghe được nhịp tim của em bé đấy.
3.Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé ở tuần thai 39
Trong tuần thai này bạn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu, Mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 400 – 600 kalo. Điều này giúp cơ thể mẹ được khỏe mạnh hơn trong những ngày “cửa tử” sắp tới. Mẹ bầu hãy cho mẹ ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, lúa mỳ, sữa,…Chúng cung cấp cho mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng như đảm bảo an toàn.
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và canxi cần thiết cho cơ thể bạn chớ quên uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên uống khoảng 2,5 lít nước một ngày và tăng thêm trong những ngày nắng nóng. Tránh uống những loại đồ uống có chứa các chất kích thích không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi như cafein, hay đồ uống có ga.
Ngoài ra việc ăn nhiều loại hoa quả cũng như rau xanh sẽ giúp bạn cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hãy luôn tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc đường. Hãy sử dụng thêm những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như thịt nạc, trứng, sữa,..
4.Những bệnh thường gặp khi thai nhi 39 tuần tuổi
Khi bạn bước vào Trong tuần này, bạn cảm thấy cơ thể mình đã căng quá mức và không thể nào căng thêm được nữa. Bạn cảm tưởng như em bé trong bụng bạn sắp rơi ra rồi. Những tuần cuối này, do em bé của bạn đã lọt xuống phía dưới và được nâng đỡ bởi xương chậu nên bạn không còn bị làm phiền bởi chứng đi tiểu liên tục. Ngoài ra cảm giác ợ nóng, đầy hơi, hay táo bón cũng đã bớt làm phiền bạn so với trước đây.
Mặc dù rất mệt nhưng bạn vẫn không thể ngủ. Nguyên nhân phần lớn có thể là do bạn đang rất hồi hộp mong đợi ngày thiên thần nhỏ của mình chào đời.
Bạn cảm thấy đau lưng rất nặng, thỉnh thoảng là những cơn gò Braxton Hicks (cơn co thắt tử cung giả). Mặc dù các hiện tượng này đã từng xảy ra với bạn nhưng do đây là những tuần cuối nên bạn có thể nhầm tưởng mình sắp sinh vì thật khó để phân biệt sự khác nhau giữa những cơn gò này, với những cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ thật.
5.Bố mẹ nên làm gì cho thai nhi tuần 39
Đây là thời điểm tốt để tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ. Nên khám định kì 1 tuần 1 lần và trao đổi với bác sĩ về những cơn đau bạn gặp phải nếu như có bất kỳ sự khác thường nào. Ngoài ra bác sĩ của bạn cũng tiến hành hàng loạt các xét nghiệm, siêu âm như mức nước ối như thế nào, cổ tử cung của mẹ xem nó đã sẵn sàng chưa. Vị trí của cổ tử cung, độ mềm, mỏng và giãn nở của nó đều có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ…
Đây là những tuần cuối của giai đoạn thai nghén rồi bố mẹ ạ. Hãy tận hưởng và lưu lại những giây phút tuyệt vời này trước khi bé chào đời. Hãy tạo điều kiện giúp mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn và đặc biệt nên tránh stress cho mẹ, bố nhé!
Hãy quan tâm nhiều hơn tới những ông bố tương lai, bởi vì khi bé yêu xuất hiện là lúc những ông bố sẽ bị bạn bỏ rơi đấy. Hãy giục chồng bạn kiểm tra lại địa chỉ liên lạc khi cần và chuẩn bị nhập viện. Các mẹ hãy nghỉ ngơi đầy đủ, giữ gìn thể lực tốt để chuẩn bị cho ca sinh nở sắp đến.