Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

0
949

Bệnh tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường hay xảy ra ở các trẻ mới sinh. Vậy làm thế nào để nhận biết cũng như cách điều trị thế nào? Hãy cùng meyeucon.vn tìm hiểu nhé!

1.Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?

Bình thường, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự hỗ trợ của mí mắt, giúp giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi.

Tuy vậy, nếu ống dẫn này bị viêm tắc hoàn toàn hoặc một phần thì những giọt nước mắt đó sẽ không thoát ra bên ngoài được và sẽ gây ra tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ

2.Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Theo chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ bị tắc tuyến lệ thường có những dấu hiệunhận biết  sau:

-Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt. Hiện tượng chảy nước mắt (không phải khóc) sẽ có nhiều hơn khi trời se lạnh, có gió hoặc nắng… Nhất là mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều gỉ vàng dính quanh mí mắt.

-Mắt em bé lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi mắt

– Giả viêm kết mạc, gây  đỏ da bờ mim, khiến trẻ hay dụi mắt

Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có dễ nhận ra hay không còn do tắc hoàn toàn hay một phần. Nếu bị tắc một phần, thì sau một lúc nào đấy thì ba mẹ mới nhận ra được ở con trẻ

3.Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Nguyên nhân đặc trưng nhất của tình trạng trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ là do hệ thống ống lệ vẫn chưa hoàn thiện. Điều này còn có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Van ở cuối ống lệ không mở đúng
  • Tuyến lệ quá hẹp
  • Các điểm lệ trên mí mắt, nơi nước mắt chảy qua, phát triển bất thường

4.Biện pháp chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh tại nhà

Chườm ấm

Khi sau vài tiếng đồng hồ khi tuyến lệ bắt đầu hình thành hiện tượng tích tụ ghèn, ba mẹ hãy lấy một khăn sạch hay bông gòn mềm, nhúng nước và nhẹ nhàng vệ sinh khu vực xung quanh mắt bé. Cha mẹ có thể đè nhẹ lên tuyến lệ và lau từ trong khóe mắt ra ngoài. Khi thực hiện cách này, bạn nên cẩn thận để tránh chạm vào nhãn cầu của con.

Tuyến lệ sẽ nằm giữa mí mắt dưới và mũi, khu vực miệng tuyến lệ ở phần mí dưới. Nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở cả hai mắt, bạn nên dùng bông gòn khác hoặc khăn sạch để lau bên mắt còn lại.

Mát xa tuyến lệ

Để giúp con trẻ nới lỏng tuyến lệ và làm sạch khu vực này, cha mẹ có thể thực hiện biện pháp mát xa. Về cơ bản, cha mẹ ấn nhẹ vào tuyến lệ, dọc theo phần trên của mũi và dọc theo mí mắt dưới.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện biện pháp này đúng đắn nhất. Bạn có thể mát xa tắc tuyến lệ khoảng hai lần trên ngày nhưng cần làm nhẹ nhàng để không gây tổn thương đến mắt của bé.

Trước khi thực hiện mát xa mắt của trẻ, cha mẹ hãy rửa sạch tay của mình rồi mới thực hiện, bạn hãy mát xa từ hốc mắt của trẻ kéo dọc xuống mũi, thực hiện động tác này ngày 3-5 lần mỗi lần 5-10 phút sé giúp trẻ thông tuyến lệ.

>>>lợi ích của yoga là gì?

Nhỏ mắt

Nếu tắc  lệ đạo ở trẻ sơ sinh là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh hoặc thuốc mỡ để làm sạch ổ vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo ở trẻ sẽ được giải quyết triệt để khi bé từ 12 tuổi trở lên, đi kèm với các biện pháp tại nhà. Với bé đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn bị tắc tuyến lệ, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật khác để giúp khơi thông tuyến lệ.

Trên đây là những thông tin về tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, hy vọng cha mẹ đã biết cách nhận ra cũng như cách chữa trị cho con yêu nếu bị mắc phải nhé!