Sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

0
862

Khi trẻ bước vào tháng thứ 9, bạn sẽ cảm thấy mình quen với sự hiếu động của con của con, Nhưng bạn sẽ thấy được những bất ngờ và mệt mỏi khi bé yêu của bạn ngày một tinh nghịch hơn trước. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng trong giai đoạn này bạn cần phải để mắt nhiều hơn tới bé.

1. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

9 tháng tuổi em bé của bạn có thể tự với và vịn vào thành giường hoặc ghế để đứng dậy, đây là giai đoạn bé bắt đầu tập đi, đây là những bước đi đầu tiên của bé. Đôi chân của bé bây giờ trông đã khá thẳng khi đứng dậy nên tương đối vững chắc cho việc tập đi. Tuy nhiên bé sẽ rất sợ và hay ngã khi tập đi, vì vậy bạn hãy luôn đồng hành cùng con trong giai đoạn này.

Thời gian này e rất thích khám phá với những đồ vật ở trên cao, chính vì vậy bé thường xuyên với bằng tay hoặc leo trèo để lấy cho bằng được đồ vật mình muốn, nhưng vẫn thường cho vào miệng.

Ngoài ra bé còn biết tự múc thức ăn nhưng thường không đưa được thìa thức ăn vào đúng miệng và gây nhem nhuốc khắp mặt, quần áo.

Ở giai đoạn này em bé của bạn đã tới quá trình mọc răng, vì vậy mẹ nên chú ý đến bé nhiều hơn. Bé có thể đã mọc 2 răng cửa dưới, 1 răng cửa và 1 răng bên hàm trên. Bụng bé thường to hơn ngực, hơi xệ, dù bé vận động và vui chơi cả ngày. Bé 9 tháng tuổi mỗi ngày cần ngủ từ 14 đến 16 tiếng, giấc ngủ ban đêm thường kéo dài khoảng 10 tiếng.

Trong gia đoạn này khả năng nói của bé trong tháng này cũng đã phát triển rõ rệt. Từ việc chỉ phát âm được những từ đơn giản, một âm tiết và được dạy đi dạy lại nhiều lần. Đến tháng này bé đã có thể nói rất sõi các cụm từ có hai âm tiết như “baba”, “mama” hoặc một số từ thông dụng khác.

2. Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Vào tháng thứ 9, em bé của bạn đã làm quen với quá trình ăn dặm vài tháng. Bạn nên chú ý đảm bảo chế độ ăn của bé vẫn nên đủ 500 ml sữa bao gồm cả sữa mẹ, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, váng sữa…Ngoài ra, cần có thêm 3 bữa ăn chính một ngày như cháo xay, cháo bột kết hợp thêm thịt, trứng, cá, hoa quả, rau xanh…

Thời điểm này bạn cũng nên cho em bé uống thêm nước để đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể bé sau một ngày vui chơi, vận động nhiều, hoặc trong những ngày nắng nóng.

Các mẹ chú ý ở thời gian này khi em bé ăn rất dễ bị nghén, uống không đúng cách. Vì vậy các bạn không nên đưa cho bé những loại thức ăn có hình dáng nhỏ như bỏng ngô, hạt lạc, kẹo viên, bánh quy, nho hoặc những lát cà rốt cứng. Tốt nhất, bạn nên hấp chín những loại rau, củ thật mềm và xắt lát nhỏ cho vừa miệng bé để tránh bé bị hóc thức ăn. Ngoài ra, có thể cho bé ngồi khi ăn để tránh bị nghẹn.

Khi cho bé ăn bạn nên tạo không khí vui vẻ cho bé. Đặc biết bạn nên tránh ép bé ăn khi bé không đói. Bạn có thể cho bé ăn bốc hoặc dùng thìa nhựa tự xúc thức ăn để bé học cách tự ăn một mình cũng như thử hương liệu món ăn mới mặc dù kỹ năng điều khiển bàn tay của bé còn chưa thành thạo.

Cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

Thời điểm 9 tháng tuổi các bé cũng rất thích thú với trò chơi tìm và nhận diện đồ vật và thường xuyên dùng tay tò mò khám phá những đồ vật xung quanh. Vì vậy, bạn nên sắp xếp đồ vật trong nhà thật an toàn và gọn gàng, nhất là với những loại dây điện hoặc ổ điện để tránh bé bị vấp ngã, điện giật hoặc bị hóc.

Mẹ và bé nên thường xuyên chơi với nhau để nâng cao khả năng tập nói, đưa bé đi công viên, đi dạo phố để khám phá nhiều điều thú vị cũng như bổ sung thêm vốn từ vựng cho bé.

Vào thời gian này me có thể cho bé tiếp xúc với những bé cùng độ tuổi hoặc các con vật để thấy các phản ứng thú vị của bé qua đó rèn luyện cho bé thêm về cảm xúc, tình cảm giữa người với người, người với vật…

Mẹ nên mua cho bé những đôi giày dép có chất liệu mềm, rộng rãi, có độ đàn hồi tốt. Chọn giày dép cho bé mới tập đi nên đảm bảo các tiêu chí trên để bảo vệ đôi chân cho bé đồng thời giúp bé đi lại dễ dàng trên mọi mặt phẳng chứ chưa cần thiết chọn những đôi giày thời trang.