Nấm da đầu là một trong những dạng bệnh lý về da liễu thường xuyên gặp nhất. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc, bong tróc, lở loét, thậm chí là chảy mủ trên da đầu. Tuy nó không nguy hại đến tính mạng nhưng khiến người bệnh cực kì khó chịu. Cùng Meyeucon tìm hiểu kĩ hơn qua bài sau.
1. Nguyên nhân gây nấm da đầu
– Thường xuyên không tắm rửa, gội đầu hoặc chỉ thực hiện qua loa, không sạch sẽ. Điều này khiến cho nấm mốc có điều kiện phát triển và gây bệnh.
Đặc biệt là ở vùng da đầu, nếu chúng ta vận động nhiều, tiết ra nhiều mô hôi nhưng không được tắm gội sạch sẽ thì tế bào chết sẽ kết hợp với mồ hôi. Chúng tạo thành môi trường thuận lợi cho bệnh nấm da đầu xuất hiện.
– Đi nằm, ngủ khi tóc còn ướt. Vẫn còn rất nhiều người giữ thói quen tóc mới gội xong, chưa sấy khô hoặc sấy chưa khô hẳn đã leo lên giường nằm.
Điều này là sai lầm rất lớn vì tóc để ẩm ướt lâu có thể khiến nấm mốc phát triển. Đó là chưa kể có còn thể gây cảm giác khó chịu, đau đầu khi thức dậy.
– Thói quen tắm ở ao, hồ với nguồn nước bẩn có chứa vi nấm gây bệnh. Nhưng không tắm lại bằng nước sạch sau đó cũng là con đường cho nấm sinh sôi.
– Thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi như chó, mèo… Bị nhiễm nấm cũng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

2. Nấm da đầu có lây không?
Đây là căn bệnh rất dễ lây lan. Không chỉ từ động vật mắc bệnh sang người mà còn từ người sang người. Chúng thông qua những thói quen dùng chung đồ áo, mũ bảo hiểm, khăn tắm, chăn mền… với những người mắc bệnh.
Nếu người bệnh không đi thăm khám để được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nặng nề.Thậm chí gây ra tình trạng Kerion. Đây là một dạng viêm, gây đau đớn cho da đầu.
Nó đi kèm các biểu hiện: da sưng phồng, xuất hiện mủ màu vàng trên đầu. Tóc dễ rụng hoặc rụng từng mảng khi chải đầu.
3. Triệu chứng của bệnh nấm da đầu
– Xuất hiện các nốt sần nhỏ hay vảy rải rác trên da đầu. Sau đó lan rộng dần ra. Những vùng này có thể đỏ hoặc sưng viêm.
– Phần tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên mềm yếu và dễ rụng, gây nên hói. Có thể sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đen trên da đầu.
– Ngứa da đầu có thể nhẹ hoặc có thể không xảy ra. Đôi khi, trên da đầu có thể có các mụn mủ hoặc các vùng da bị phồng rộp, có chứa mủ.
4. Phương pháp khắc phục và điều trị
Đây là bệnh có nhiều nguyên nhân nên cần được điều trị theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định về cách dùng thuốc phù hợp nhất. Không tự dùng các loại thuốc kháng nấm. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là chức năng gan, thận.
Khi thấy ngứa và nổi sẩn ở da đầu, cần kịp thời đến khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa da liễu.
Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ và có thể thuốc uống. Với những biến chứng trầm trọng, bệnh nhân sẽ được chích rạch mủ. Sau đó bôi thuốc chống nhiễm khuẩn, phối hợp thuốc chống nấm. Có thể cho kháng sinh chống nấm đường toàn thân.
Để chống nấm lan rộng trên da đầu, nên sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox. Tóc trên thương tổn thường mọc lại sau khi đã hết nhiễm trùng.
Tuy nhiên, rụng tóc có thể vĩnh viễn trong những trường hợp nhiễm trùng kéo dài.
Hy vọng những thông tin trên bài về nâm da đầu hữu ích với người đọc. Nếu phát hiện thấy các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở da liễu để thăm khám kịp thời ngăn chặn biến chứng nhé.