Kinh nghiệm sinh con lần đầu: Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

0
1205

Kinh nghiệm sinh con lần đầu đang được chia sẻ chóng mặt trên các diễn đàn. Tuy không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng chúng vẫn luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của hội chị em. Ai cũng nhiều bỡ ngỡ và lo lắng trong lần mang thai đầu. Cùng Meyeucon chia sẻ kinh nghiệm qua bài viết sau nhé. 

1. Kinh nghiệm sinh con lần đầu: Chuẩn bị đồ sinh 

Đồ cho thai phụ

– Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, thẻ bảo hiểm, sổ khám thai, …)

– 2 đến 3 bộ váy áo rộng rãi cho thai phụ mặc ở viện. Nên ưu tiên những loại có cúc ở ngực để tiện cho bé bú bất cứ lúc nào.

– Quần áo mặc khi xuất viện. Vẫn là ưu tiên những bộ trang phục thoải mái, chất liệu mềm mịn

– Khoảng 5 chiếc áo ngực, loại dành riêng cho phụ nữ cho con bú

– 5 đôi tất để giữ ấm chân

– Mang thật nhiều quần lót dùng một lần

– Băng vệ sinh, loại dành riêng cho các mẹ bầu

– 2 đến 3 chiếc khăn tắm. Một tập khăn ướt dành cho mẹ và bé

– Bộ đồ dùng vệ sinh cá nhân

Đồ cho bé

– 5 bộ quần áo cho bé

– 1 bịch tã loại dành riêng cho trẻ sơ sinh

– Mũ nhỏ, tất, găng tay

– Khoảng 10 chiếc khăn xô nhỏ, 2-3 chiếc khăn mềm khổ lớn

– Một hộp sữa công thức đặc trưng, bình sữa, thìa, bộ dụng cụ vệ sinh bình sữa

– Các vật dụng khác như: nước muối sinh lý, tăm bông, kem chống hăm, …

Kinh nghiệm sinh con lần đầu: Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?
Mẹ bầu cần chuẩn bị thật kĩ cho lần đầu tiên mang thai

2. Dấu hiệu sắp sinh 

Tụt bụng 

Khoảng gần 1 tuần trước khi sinh, bé sẽ có dấu hiệu di chuyển xuống vị trí dưới cùng gần xương chậu của mẹ. Phần đầu của bé thường ở vị trí thấp nhất trong tử cung. Đây gọi là dấu hiệu tụt bụng báo hiệu cho các mẹ bầu.

Đau lưng dưới

Khi bé ngày càng hình thành lớn hơn, khung xương sẽ chịu một áp lực nhất định. Điều này dẫn đến dấu hiệu đau phần lưng dưới. Đồng thời xương chậu cũng như dây chằng tử cung sẽ bị ảnh hưởng không ít.

Bung nhớt hồng 

Khi mẹ mang thai, sẽ xuất hiện một nút hồng ở giữa tử cung và âm đạo. Nó có màu trong suốt, có khi chuyển sang đục hoặc nhuốm chút máu.

Vào những ngày cuối cùng của thai kì, cổ tử cung giãn nở khiến nút nhầy này bung ra. Khi đó, chúng có dạng sệt dính màu hồng.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất để mẹ nhận biết bé sắp chào đời. Khoảng 1 tuần trước khi sinh, cơn đau bắt đầu xuất hiện. Vài ngày sau nó bắt đầu quặn thắt.

Dù mẹ có thay đổi tư thế như nào cơn đau vẫn ngày càng “hung dữ” hơn. Nếu tần suất trở nên dày đặc thì nên gọi người nhà đưa vào viện.

Vỡ ối

Dù chưa có kinh nghiệm sinh con lần đầu thì các mẹ cũng sẽ đều nhận biết được dấu hiệu này. Đây là đặc điểm rõ nét nhất cho quá trình chuyển dạ. Mẹ cần báo người nhà cho nhập viện ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để sinh con trai – Chia sẻ bí quyết sinh con trai theo mong muốn.

3. Cách thở và rặn đẻ cho kinh nghiệm sinh con lần đầu

Thở như thế nào 

– Khi cơn gò tử cung xuất hiện, mẹ cần thở nhanh dần. Hít mạnh vào mũi và thở ra bằng mồm

– Thở nhanh và nông hơn khi cơn đau xuất hiện với tần suất cao

– Cách thở đúng là khi mẹ thở ra tiếng rít hoặc nghe như tiếng huýt sáo nhỏ

– Cơn đau giảm dần cũng là lúc thở chậm và từ từ hơn. Lúc này mẹ nên cho cơ thể thư giãn.

Rặn đẻ như thế nào 

– Khi bác sĩ yêu cầu thì các mẹ bầu bắt đầu rặn. Rặn thật mạnh để đẩy thai nhi ra khỏi tử cung

– Cần hít một hơi thật đầy trước khi rặn rồi nín thở, ngậm miệng. Tay nắm chặt vào thành bàn sinh. Chân đạp thật thật mạnh vào bàn đạp

– Sau mỗi lần rặn đẻ, mẹ nên dừng lại khoảng 50-60 để nghỉ và lấy lại bình tĩnh

– Lưu ý nên rặn trong lúc cơn gò tử cung diễn ra để nhanh chóng đạt kết quả.

Hy vọng những thông tin trên bài về kinh nghiệm sinh con lần đầu hữu ích với người đọc.