Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

0
1096

Đục thủy tinh thể là căn bệnh phổ biến về thị lực. Những biến chứng của chúng có thể gây mù lòa. Bệnh này thường xuất hiện khi con người bước qua tuổi 50. Nếu bạn cũng quan tâm đến “nỗi ám ảnh” của người già này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Meyeucon

1. Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể 

Nguyên nhân nguyên phát 

– Do yếu tố bẩm sinh. Nếu gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh này thì khả năng cao cũng bị

– Quá trình lão hóa tự nhiên. Khi bước qua tuổi 50, cơ thể sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thủy tinh thể.

Nguyên nhân thứ phát 

– Mắc các bệnh về mắt không trị dứt điểm, tái đi tái lại

– Chấn thương nghiêm trọng về mắt

– Sử dụng những loại thuốc như hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, satin, corticoid thường xuyên

– Một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao, …

– Tiếp xúc liên tục với các tia tử ngoại, tia hàn, ánh sáng tia chớp liên tục trong một thời gian.

Một số nguyên nhân khác 

– Thiếu cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mắt

– Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy, …

– Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc hại, ô nhiễm

– Stress trong một thời gian dài. Sinh hoạt ăn uống không điều độ.

Đục thủy tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đục thủy tinh thể là căn bệnh phổ biến về thị lực

2. Các triệu chứng của đục thủy tinh thể 

Căn bệnh đục thủy tinh thể thường diễn ra trong một thời gian dài mà không gây đau đớn. Chính vì vậy, chỉ khi nào có những dấu hiệu rõ nét như ảnh hưởng tầm nhìn thì người bệnh mới phát hiện ra. Một số biểu hiện cụ thể như:

Suy giảm thị lực 

Thị lực càng giảm thì mức độ đục thủy tinh càng tăng cao. Khi đó, người bệnh không còn nhìn được những sự vật ở cự li trung bình nữa

Mắt có hiện tượng bị lóa 

Khi bệnh phát tác, mắt có dấu hiệu lóa dần với ánh sáng. Ban đêm hoặc những nơi râm mát thì nhìn mờ và đỡ nhức mắt hơn. Hiện tượng này mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Giả cận thị 

Bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có dấu hiệu bị cận thị hóa. Chỉ nhìn gần được, ở khoảng cách xa thì mờ mịt không phân biệt được gì.

Lác mắt 

Một số trường hợp bị đục thủy tinh mắt sẽ có hiện tượng nhược thị và lác.

Thay đổi kính mắt liên tục 

Chiết xuất trong mắt sẽ thay đổi liên tục khi bệnh xuất hiện. Chính vì vậy nếu đeo kính cận mắt sẽ nhảy độ nhiều. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng nhìn thấy 2 hoặc nhiều hình ảnh lặp lại cùng một lúc. Thậm chí có cảm giác nhìn mọi vật qua một lớp sương mù.

Ngoài ra, bệnh này còn một số trường hợp bị lệch. Một mắt bị đục trước, một thời gian sau mới đến mắt còn lại. Các triệu chứng cũng tương tự như trên.

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm.

3. Những biện pháp phòng ngừa

Người ta vẫn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Việc cần làm đầu tiên, cần phải tạm biệt ngay những thói quen xấu. Cùng với đó là kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị như sau:

– Cải thiện ánh sáng trong nhà, đặc biệt là nơi làm việc

– Nếu ra ngoài phải tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, các tia bức xạ thì phải đeo kính hoặc đồ bảo hộ

– Nói không với các chất kích thích, bỏ rượu bia, thuốc lá

– Bổ sung Omega 3, DHA

– Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, A, E và kẽm, … Tích cực ăn rau xanh và hoa quả

– Khám mắt định kì 6 tháng một lần.

Hy vọng những thông tin trên bài về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh đục thủy tinh thể hữu ích với người đọc.