Chữa đái dầm là một trong những vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa trăn trở. Làm thế nào để trẻ nhỏ không bị đái dầm hàng đêm? Bài viết dưới đây của Meyeucon.vn sẽ giúp các mẹ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đái dầm và 3 bài thuốc nổi tiếng chữa dứt điểm.
1. Nguyên nhân tình trạng đái dầm
Từ lâu, đái dầm được gọi là đái không thể giữ được ban đêm. Thông thường, nếu trẻ đái dầm trước tuổi 6 hoặc 7 thì hoàn toàn bình thường, không đáng quan tâm. Nhưng nếu đã qua tuổi đó hoặc khi đã là người lớn mà vẫn tiếp tục đái dầm thì bạn cần phải chữa trị kiên trì.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
Do bàng quang nhỏ
Khi bàng quang nhỏ, có thể không phát triển đủ để giữ nước tiểu được sản xuất vào ban đêm.
Bàng quang chậm trưởng thành
Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang chậm trưởng thành sẽ khiến cho bàng quang có thể không đầy đủ kích động xuôi từ giấc ngủ – đặc biệt là nếu là ngủ sâu.
Mất cân bằng hormone
Trong suốt thời thơ ấu, một số trẻ em không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu (ADH) để làm chậm sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
Căng thẳng
Nếu như gặp phải những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây ra tình trạng đái dầm.
Nhiễm trùng đường tiểu
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát đi tiểu.
Ngưng thở khi ngủ
Đôi khi đái dầm là một dấu hiệu của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, một điều kiện trong đó thở của trẻ bị gián đoạn trong giấc ngủ, thường là do viêm amiđan hoặc vòm họng.
Táo bón mãn tính
Việc thiếu đi tiêu thường xuyên có thể dẫn đến giảm năng lực bàng quang, có thể gây đái dầm vào ban đêm.
Giải phẫu lỗi
Điều này hiếm khi gặp nhưng cũng rất có thể xảy ra khi đái dầm có liên quan đến một khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh hoặc hệ thống tiết niệu của trẻ.
2. Những cách chữa đái dầm đơn giản hiệu quả
Cách chữa đái dầm bằng rau ngót
Theo Đông y, lá rau ngót có vị ngọt, mát, tính bình giúp lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết. Rau ngót được sử dụng chữa khá nhiều bệnh và hầu hết cách chữa bệnh đều rất đơn giản. Chữa đái dầm bằng rau ngót là phương pháp hiệu quả đến không ngờ.
Phương pháp 1: Lấy khoảng 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch rồi giã nát. Chế thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, rồi lọc lấy nước uống. Mỗi ngày, cho bé uống hai lần, cách nhau khoảng 10 phút sẽ trị bệnh đái dầm rất hiệu quả. Đây còn là bài thuốc chữa dị ứng rất tốt.
Phương pháp 2: Rửa sạch và vò sống lá rau ngót tươi cùng nước đun sôi để nguội rồi cho bé uống. Đây là biện pháp trị đái dầm cho trẻ rất tốt. Mỗi lần uống nên cho trẻ uống khoảng 1 bát con, trong khoảng 2- 3 ngày là trẻ sẽ hết đái dầm.
Cách chữa đái dầm bằng giấm táo
Giấm táo cũng mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Giấm táo làm giảm axit trong bụng, giảm kích ứng ruột và hạn chế đái dầm.
Giấm táo có vị chua, do đó bạn nên pha loãng ra khi cho bé uống. Ngoài ra, mẹ thêm vào một ít mật ong để giảm vị đắng nhé.
Bạn hãy cho bé dùng từ 1 – 2 lần/ngày và dùng trong bữa ăn.
Cách chữa đái dầm bằng màng mề gà
Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.
Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, đun với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim một cái phơi khô, sao vàng.
Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.
Hy vọng những thông tin trên bài về cách chữa đái dầm hữu ích với người đọc. Chúc bạn thành công.