Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

0
1283

Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên là giai đoạn bé đã có thể ăn đặc và ăn 2 bữa mỗi ngày do đó, bạn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn để cung cấp cho bé đủ nhu cầu dinh dưỡng. Ở tuổi này, bé đã có thể chuyển sang ăn cháo đặc hoặc cơm nát. Bé bắt đầu tập đứng, đi… do đó bạn hãy giúp bé ăn tốt để cứng cáp hơn…

1.Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi:

• Vẫn duy trì bú mẹ (ít nhất 3-4 lần trong ngày)
• Cho bé ăn bột hoặc cháo đặc đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày
• Ăn thêm trái cây tươi
• Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo.

Sau đây là một số nhân tố dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong năm đầu tiên:

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi:

Chất đạm

Bao gồm đạm động vật (cá, thịt, trứng, sữa), đạm thực vật (đậu nành).
Chất đạm cần thiết cho quá trình tăng trưởng và hoàn thiện mô, tạo nền tảng cho sự hình thành và phát triển tất cả các tế bào, cơ quan, bộ phận cũng như làn da và mái tóc của trẻ.

Trẻ em thường phát triển rất nhanh, vì vậy cơ thể liên tục cần được cung cấp nhiều chất đạm. Bởi chất đạm không được lưu trữ sẵn trong cơ thể nên chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần cung cấp đầy đủ chất đạm. Khi cơ thể bị thiếu đạm, sức đề kháng của trẻ sẽ giảm rất nhiều.

Chất béo

Là thành phần quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho bé và xây dựng các cấu trúc cơ bản trong cơ thể. Chất béo còn giúp hấp thu các loại vitamin A, D, E, K. Trong 6 tháng đầu đời, chất béo chủ yếu được cung cấp cho bé từ sữa mẹ.
Omega 3 (a-xít Alpha-linolenic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được nên cần bổ sung vào thức ăn cho trẻ.
Omega 6 (a-xít Alpha-linoleic): Chất béo tối cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ. Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Omega- 6 có trong các món ăn nhiều gấp 10 lần so với Omega-3.

DHA

Quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và võng mạc. DHA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tự tổng hợp DHA từ Omega-3.

AA

 Quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và võng mạc. AA có trong thành phần của sữa mẹ. Cơ thể có thể tự tổng hợp AA từ Omega-6.

Phospholipid

Thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh. Phospholipid có trong thành phần của sữa mẹ.

Lutein

Chất chống oxy hóa bảo vệ võng mạc mắt.

Taurine

Acid amin rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và thị giác.

Nucleotide

Giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Hàm lượng Nucleotide có trong sữa mẹ là 72mg/l.

Chất xơ

Giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất.

Khoáng chất

– Sắt giúp tạo máu. Thiếu sắt ảnh hưởng lên sự phát triển nhận thức.
– Kẽm: Hỗ trợ sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, giúp tăng cường miễn dịch.
– Iod: Giúp tuyến giáp hoạt động tốt, phòng bứu cổ và thiểu năng trí tuệ.
Canxi: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng. Trẻ cần uống ít nhất 400ml sữa mỗi ngày để bổ sung lượng can-xi cần thiết cho cơ thể.

2.Những Vitamin cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi

Là chất dinh dưỡng với lượng rất nhỏ nhưng rất cần thiết cho sự sống. Bao gồm nhóm tan trong nước (vitamin B phức hợp, C) và nhóm tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K).
– Vitamin A: Giúp phát triển thị giác, kích thích quá trình phát triển mô và da, chống lão hóa.
– Vitamin D: Cần thiết cho sự thành lập xương và răng, tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và phôt-pho ở ruột non.
– Vitamin C: Có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, là chất chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ hấp thu sắt và canxi tại ruột, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, chống dị ứng, tăng cường miễn dịch.
– Vitamin B1: Quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường và phát triển cơ thể, giúp ngon miệng, tạo sự cân bằng về thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.
– Vitamin B2: Tham gia vào sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, kết hợp với vitamin A giúp dây thần kinh thị giác hoạt động tốt. Các thực phẩm cung cấp vitamin B2 chủ yếu là sữa, thịt, ngũ cốc và trứng.
– Vitamin B3: Giúp hình thành các loại enzym quan trọng và chuyển hóa năng lượng từ nguồn thưc ăn. Vitamin B3 có nhiều trong gan, thận, thịt, cá, sữa mẹ, gạo, mì, men bia, hạt đậu, rau xanh,…
– Vitamin B5: Tham gia cấu tạo hồng cầu, tham gia tổng hợp cholesterol, hoóc-môn sinh dục và chất dẫn truyền xung động thần kinh. Hàm lượng vitamin B5 tương đối cao trong lòng đỏ trứng, thận, gan, thịt, sữa, cám gạo, hạt ngũ cốc, hoa quả và rau xanh,…
– Vitamin B6: Tham gia cấu tạo các men trong quá trình chuyển hóa chất đạm và acid amin, tham gia vào quá trình hình thành các chất trung gian thần kinh, tham gia vào quá trình tạo máu, điều hòa và chuyển hóa các hóc-môn sinh dục. Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả, rau xanh, gan động vật.
– Vitamin B12: Tham gia vào quá trình tạo máu, cần thiết cho quá trình phát triển và phân chia tế bào, tham gia vào quá trình tổng hợp vỏ myelin của sợi thần kinh. Vitamin B12 có nhiều trong gan, cá, trứng, sữa.
Choline: Cần thiết đối với khả năng học hỏi và trí nhớ, là thành phần của chất dẫn truyền thần kinh.>

A-xít Folic: Quan trọng đối với sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, hệ tạo máu và hệ thần kinh.

Để chế biến món ăn để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự lựa chọn về khẩu vị sau này của bé là được và các bà mẹ nên áp dụng các quy tắc sau:
– Không nêm muối vào thức ăn của bé : Trong SỮA và các thực phẩm tự nhiên đều đã có chứa một hàm lượng muối nhất định có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Nêm thêm mắm muối vào thức ăn cho bé có thể gây nguy cơ thừa muối, gây hại thận, và có thể sẽ gây ảnh hưởng tới tim mạch cũng như suy giảm chức năng của hệ bài tiết sau này.
– Không nêm đường vào thức ăn của bé: vì có thể gây ra Tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. – Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. – Gây sâu răng. – Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. – Gây tăng động.
– Hạn chế lượng tinh bột đã qua chế biến (bột gạo, bột mỳ) vào khẩu phần ăn của trẻ vì theo những nghiên cứu mới đây những thực phẩm này đã được tinh chế cường độ cao mất đi chất xơ và hầu hết chất dinh dưỡng vốn có và chỉ còn lại chất bột đường (carbohydrate), chất có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, béo phì và ung thư.
– Hãy để rau củ quả làm thức ăn khởi đầu cho trẻ. Nguồn vitamin dễ hấp thụ nhất cho trẻ dưới 1 tuổi, đứng đầu bảng vẫn là sữa, sau là rau củ quả. Ngoài ra rau củ quả còn có chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa quá trình chuyển hóa glucoza vào trong máu.
– Sữa chua và phô-mai: nên dùng loại sữa chua dành riêng cho các bé, đặc biệt là sữa chua tự làm từ sữa mẹ và sữa công thức .Vi sữa chua dành riêng cho các bé dưới 1 tuổi đã được tách bớt protein trong sữa do đó không gây ngộ độc hoặc khó tiêu. Tương tự với phô mai, nên dùng loại ít muối đã qua chế biến, phô mai tươi tự làm từ sữa chua. Mẹ có thể giới thiệu cho con cách ngày, 1/3 miếng phô mai vuông mỗi ngày, hoặc 50g sữa chua.

Mặc dù sữa mẹ chứa hầu hết các chất nhưng để đáp ứng đầy đủ đủ các thành phần dinh dưỡng ở trên, mẹ chăm con cần bổ sung thêm sữa công thức vào khẩu phần ăn uống hàng ngày cho trẻ, đảm bảo thời gian ăn dặm khoa học, cùng với  ác loại thực phẩm đa dạng cho trẻ.