Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

0
1157

Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cả nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn khi bị hăm tã. Vậy có cách trị hăm nào cho bé mà các mẹ nên biết? Cùng meyeucon.vn tìm hiểu nào?

1.Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Hăm da thường do các vùng da nhạy cảm của bé gặp một số tác nhân bụi bẩn. Vậy là có thể gây ra hăm ngay. Da của bé sơ sinh thì mỏng manh, mềm mại. Đây là điều kiện thuận lợi để tình trạng hăm dễ xuất hiện trên da em bé hơn.

Cách sử dụng tã, bỉm cho trẻ sơ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây hăm da ở trẻ. Thường thì nhiều mẹ mặc tã cho bé và sau một khoảng thời gian lâu mới thay tã một lần nên sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để hăm tã tấn công.

Mặc quần áo quá chật làm cho vùng da ra nhiều mồ hôi. Dăm da sẽ xuất hiện khi chất bẩn ở lại các vùng da nhạy cảm quá lâu. Ngoài ra, quần áo bằng nhựa, ni lông làm ẩm da bé cũng là tác nhân gây ra hăm da ở trẻ nhiều hơn.

2. Cách trị hăm tã cho trẻ

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Chuẩn bị:

Khăn sạch và dầu dừa

Cách dùng :

cách trị hăm cho trẻ

Đầu tiên lau sạch người bé, đặc biệt là vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục cho con.

Mẹ rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, sau đó đổ một chút dầu dừa lên tay rồi nhẹ nhàng, từ tốn thoa lên vùng da mà bé đang bị hăm đỏ. Massage nhẹ nhàng vùng da đó khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm vào da của con

Không đóng bỉm tã cho con trong vòng 3 giờ đồng hồ, không mặc tã cho con để con được thông thoáng nhất có thể. Chỉ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho con.

 Cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

Chuẩn bị:

200 gram lá chè xanh hoặc lá trầu không, nước lọc

Các bước thực hiện cách trị hăm háng từ chè xanh hoặc trầu không

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh hoặc lá trầu không rồi để khô nước
  • Bước 2: Đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh hoặc lá trầu không vào đun cùng
  • Bước 3: Nấu trong khoảng 10 phút thấy nước sôi trở lại thì tắt bếp
  • Bước 4: Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con
  • Bước 5: Lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Cách trị hăm cho trẻ bằng lá khế

Mẹ chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát với một chút muối, cho thêm nước sôi để nguội vào và chắt lấy nước. Sau đó, mẹ lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé

+ Những lưu ý cha mẹ cần biết khi bé bị hăm tã:

– Khi trẻ bị hăm, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng bỉm, nếu dùng tã cũng cần chọn loại tã dạng vải, có mặt đáy thoáng mát, hút ẩm tốt.

– Nếu bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện thì sau đó mẹ cần thay ngay tã mới cho trẻ.
– Khi vệ sinh cho bé, cha mẹ nên dùng khăn mềm hoặc bông gòn y tế để lau khô mông và vùng kín của bé, tránh việc chà xát mạnh sẽ gây tổn thương da bé.
– Giường ngủ, phòng ngủ của bé nên giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, để tránh bệnh hăm tã của bé nặng hơn.
– Không được các loại khăn ướt có cồn để lau mông hay vùng kín cho bé.
– Nếu thấy bé bị hăm tã nặng thì sau khi vệ sinh cho bé xong mẹ nên nhúng mông bé vào chậu nước đã pha sẵn một bát nhỏ baking soda giúp trung hòa axit có trong phân và nước tiểu rồi lau khô mông bé bằng khăn mềm.

Hy vọng qua bài viết, các mẹ đã có thêm kiến thức trong quá trình nuôi day con yêu của mình rồi nhé! Chúc con luôn có sức khỏe tốt