Cách ngâm rượu tỏi chuẩn nhất để tăng công dụng chữa bệnh

0
617

Rượu tỏi (tỏi ngâm rượu) là một bài thuốc quý chữa bách bệnh. Bạn đã biết công dụng, cách ngâm rượu tỏi và cách sử dụng như thế nào chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

Tác dụng của rượu tỏi uống trong chữa bệnh

Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.

Đặc biệt, rượu tỏi đã được chứng minh có thể chữa được 4 nhóm bệnh thông thường nhiều người mắc là:

Cách ngâm rượu tỏi chuẩn nhất để tăng công dụng chữa bệnh

Rượu tỏi chữa bệnh về xương khớp

Nhờ vào hợp chất chống oxy hóa có trong tỏi mà người dùng sẽ được giảm đau hoặc hạn chế các tình trạng viêm trong cơ thể. Hay nói cách khác dùng rượu tỏi giúp chữa các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng thấp, vôi hóa khớp, nhức mỏi xương khớp…

Cải thiện các triệu chứng về đường hô hấp

Do có tính sát trùng nên rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất hiệu quả. Bằng cách dùng rượu để súc miệng hoặc uống một ngụm nhỏ, cổ họng sẽ được làm sạch nhanh chóng. Chính vì thế, tình trạng viêm họng sẽ được thuyên giảm.

Uống rượu tỏi giúp chữa bệnh về tiêu hóa

Việc uống rượu tỏi mỗi ngày có thể chữa được các chứng ợ chua, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.

Rượu tỏi giúp bảo vệ tim mạch

Các hoạt chất có trong tỏi sẽ làm giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt. Bên cạnh đó có thể làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch vành, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh đúng cách

Trong tỏi có nhiều chất rất có lợi cho sức khỏe. Việc sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường đề kháng cũng như chữa được một số bệnh. Nhưng một vấn đề đặt ra là lại có rất ít người biết cách ngâm rượu tỏi để chữa bệnh. Các bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây để tự áp dụng cho bản thân:

Nguyên liệu chuẩn bị

– Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch

– 300g tỏi đã bóc vỏ (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen, bạn có thể dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)

– 600ml rượu gạo (loại 40 – 42 độ)

Cách thực hiện

– Cắt lát tỏi hoặc giã nhỏ, để tỏi ngoài không khí khoảng 15-30 phút.  Sở dĩ như vậy vì tỏi khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao.

– Cho tỏi vào bình rượu ngâm theo tỉ lệ 1 phần tỏi 2 phần rượu. Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, bạn đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 25 độ C).

– Do tỏi sẽ nổi lên trên bề mặt lớp rượu nên cần thường xuyên lắc bình hoặc úp ngược bình lại để hỗn hợp đều, tỏi không trồi lên khỏi lớp rượu, phơi ra không khí và bị hư hay mốc.

– Khi ngâm rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm.

Hướng dẫn sử dụng

– Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (khoảng 1 thìa cà phê) cho một lần uống.

– Mỗi ngày dùng 2 lần, tốt nhất vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Người dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp cần chú ý đo huyết áp trước khi dùng rượu tỏi để theo dõi sự thay đổi sau khi uống rượu.

Lưu ý khi dùng rượu tỏi

Còn một vài lưu ý khi sử dụng nữa là không nên dùng rượu tỏi cho trẻ em dưới 3 tuổi, và những người sắp tiến hành phẫu thuật, người mắc bệnh gan, thận, tiểu đường cũng không nên uống, hay người cao tuổi, tiêu chảy thì nên hạn chế hoặc nhờ tư vấn của bác sĩ. Không nên quá lạm dụng rượu tỏi, và nhớ không uống trong khi đói bạn nhé.

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được cách ngâm rượu tỏi và công dụng của nó. Dù rượu tỏi đem lại nhều lợi ích sức khỏe nhưng bản chất vẫn là rượu, vì vậy, bạn uống theo liều lượng và không lạm dụng nhé!