Dấu hiệu chửa ngoài dạ con và những điều cần biết?

0
1439

Hiện tượng chửa ngoài dạ con là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và là nỗi lo của gia đình mong có con. Nhận biết dấu hiệu chửa ngoài dạ con giúp bạn xử lí kịp thời để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

1.Chửa ngoài dạ con là gì?

Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay được nói là mang thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.

2.Biểu hiện của chửa ngoài dạ con

Biểu hiện của chửa ngoài dạ con

Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ mà người mang thai có các biểu hiện nhận biết không giống nhau:

  • Khi thai nằm ống dẫn trứng: Các biểu hiện cụ thể là đau dữ dội vùng bụng, vùng kín bị ra máu, không thấy kinh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ốm nghén nặng hoặc sưng ở tử cung, sờ vào thấy đau…
  • Khi thai nằm ở buồng trứng: Ở vị trí khác thường bên ngoài dạ con này, biểu hiện nhận biết có thể là chậm kinh,vùng kín chảy máu , đau bụng dưới dữ dội, máu ra nhiều ở buồng tử cung…
  • Khi thai làm tổ ở góc sần của tử cung: Khi thai làm tổ ngoài dạ con sẽ có những biểu hiện tự nhiên rách góc dần tử cung vào thời điểm giữa thai kỳ, chảy máu vùng kín nghiêm trọng…

Ngoài ra, còn các dấu hiệu nhận biết phổ biến khác:

  • Chuột rút 1 bên
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, uể oải
  • Đau vai
  • Ra máu âm đạo

Với người phụ nữ chỉ cần thấy chậm kinh, có hoặc không kèm theo tình trạng nghén, nếu thấy đau bụng và ra máu như đã mô tả thì cần phải đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Chính vì để tránh chửa ngoài dạ con cũng như những tai biến khác ở thời kỳ đầu thai nghén mà cán bộ y tế thường khuyên chị em phải đi khám thai sớm, ngay khi thấy chậm kinh trong vòng một – hai tuần lễ.

3.Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài dạ con?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường không rõ ràng. Có thể do tự nhiên hoặc do tình trạng sức khỏe của người mẹ.

Các điều kiện sau đây có liên quan đến chửa ngoài dạ con:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và sẹo do bệnh, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật ổ bụng trước đó.
  • Các yếu tố nội tiết.
  • Dị dạng di truyền.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Các điều kiện khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Theo đó, nguyên nhân chửa ngoài dạ con có thể là do:

  • Mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là nếu đã được chẩn đoán bị viêm phần phụ, viêm tiểu khung thì rất dễ bị chửa ngoài dạ con.
  • Do dị tật ống dẫn trứng.
  • Ống dẫn trứng bị chèn ép từ ngoài hoặc có khối u trong lòng ống gây chít hẹp ống dẫn trứng khiến trứng không thể di chuyển trong ống dẫn trứng vào buồng tử cung để làm tổ.

4.Ai có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con? 

Ai có nguy cơ bị chửa ngoài dạ con

Nếu mẹ đã từng chửa ngoài dạ con, dù đã được điều trị dứt điểm nhưng vẫn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.

Ảnh hưởng từ các lần điều trị, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị chửa ngoài dạ con

Trường hợp bắt buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm mẹ cũng cần cẩn thận theo dõi vì có thể bị thai ngoài tử cung.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều làm tăng khả năng có thai ngoài tử cung.

Sử dụng  đặt vòng tránh thai tuy an toàn với sức khỏe nhưng nếu bị lệch vòng và bạn mang thai sẽ dễ mắc phải hiện tượng mang thai ngoài dạ con.

Đối với những phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì cũng có khả năng cao bị hiện tượng chửa ngoài dạ con.

5.Nguy hiểm của chửa ngoài dạ con:

Mối nguy hiểm trước mắt của một cái thai ngoài dạ con đang phát triển: Xuất huyết nội tạng, vòi bị thai làm vỡ chảy máu ồ ạt. Trong trường hợp này phải mổ cấp cứu mới cứu sống được thai phụ. Nếu máu không chảy quá nhiều có thể mổ nội soi chứ không cần phải mổ bụng.

Thai được lấy ra qua vết xẻ ở vòi, do đó đôi khi phải cắt bỏ vòi vì khó tránh khỏi vòi bị tổn thương khi lấy thai ra, hoặc nếu vòi bị hư hại nặng từ trước.

Cố giữ lại một cái vòi không tốt là giữ lại nguy cơ bị chửa ngoài dạ con lần nữa ở trong cái vòi đó.

Nếu phát hiện sớm, khi thai còn nhỏ, tỷ lệ HCG thấp, bác sĩ sẽ bơm vào đó một phụ phẩm lấy từ đợt điều trị hoá ung thư có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của thai. Nhưng phương pháp này không làm mất hẳn chửa ngoài dạ con. 

6.Biện pháp đề phòng và xử lý chửa ngoài dạ con

Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đặc biệt trong thời kì kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, sau sinh nở phòng tránh viêm nhiễm vùng kín. Khi thấy dấu hiệu bị bệnh cần kịp thời thăm khám để xử trí kịp thời.
Trường hợp phụ nữ từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai vì bạn có nguy cơ bị tái lại cao hơn người bình thường. Những đối tượng này cần được tư vấn, theo dõi chặt chẽ suốt thai kì.
Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Nếu chần chừ thai càng ngày càng phát triển khiến người mẹ khó thở, mệt mỏi, đau bụng dữ dội do khối thai vỡ máu chảy vào ổ bụng cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện ở mổ cấp cứu. Sau điều trị thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên áp dụng biện pháp tránh thai từ 6-12 tháng để các chức năng sinh sản hồi phục trở lại.
Trên đây là những điều bạn cần biết về chửa ngoài dạ con, bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình để có thể mang thai an toàn nhé!