thời điểm bé yêu vào tháng thứ 8, đây là thời kỳ bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Lúc này bé đang khám phá những điều kỳ thú bên ngoài đang chờ bé khám phá. Bé hầu như hoạt động liên tục. Bạn sẽ nhận ra rằng không dễ để giữ bé ngồi yên trong lòng bạn lâu. Bé sẽ vùng ra và lăn xuống sàn để được tự do hơn.
1. Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi
Bước vào tháng thứ 8, bé yêu bắt đầu tò mò khám phá thế giới xung quanh. Bé sẽ di chuyển để đáp ứng những thứ mình muốn như bò đến chỗ chiếc gối chỉ để đập đập vào đấy hoặc ném ra chỗ khác, với lấy cái chén chỉ để tung hứng hoặc ném đi… Tuy nhiên một số trường hợp, bé vẫn chưa thể bò hoặc bò rất chậm. Điều này tùy thuộc vào thể lực và mức độ thực hành của bé.
Tháng này thị giác của bé đã phát triển đầy đủ. Bé chú ý đến tất cả chi tiết của môi trường xung quanh. Do bé biết lắng nghe nhiều hơn trước nên khả năng hiểu và bắt chước được nhiều từ ngữ bố mẹ dạy hoặc nói. Tháng thứ 8 bé đã quen với một giấc ngủ dài ban đêm, thậm chí không cần dậy ăn. Bé cũng ngủ ít hơn vào ban ngày, chỉ khoảng 1 – 2 giấc ngắn.
Bé bắt đầu cầm lăm nhiều hơn khi bước vào tháng thứ 8. Bé đã biết cầm những vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Bé thích cầm những đồ vật và thường hay đưa vào miệng. Dù vậy, trẻ vẫn chưa ý thức được nhiều nên thường ném hoặc thả rơi đồ vật sau khi nắm bắt được.
Bé có thể vỗ tay khi cảm thấy thích thú hoặc vẫy tay tạm biệt, hôn người thân nếu bé vui mừng. Ngoài ra bé có thể khóc thét lên nếu như bé muốn thứ gì đó mà bố mẹ không cho hoặc khi giận giữ…
2. Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi
Bé yêu của bạn tuy đã bước vào tháng thứ 8, nhưng bạn vẫn nên cho bé bú sữa mẹ mặc dù bé đã ăn dặm, vì sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn hảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trung bình một ngày trẻ cần khoảng 500 ml sữa. Do đó nếu như không có đủ sữa cho trẻ bạn có thể bổ sung thêm sữa bột, sữa đậu nành, váng sữa hoặc sữa chua…
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
Đến tháng thứ 8, bố mẹ chăm con cần tập dần cho trẻ làm quen với các loại thức ăn đặc hơn. Mẹ chú ý đế những công thức nấu ăn khi nấu thức ăn bổ sung cho trẻ là cho ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm.
Mẹ cũng nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, chỉ ăn gạo tẻ trắng, không ăn nước xương hầm, ăn nhạt. Một ngày bạn nên cho trẻ ăn 3 đến 4 bữa cháo bột , cháo xay với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm thiết yếu như đạm, béo, bột, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra chế độ ăn của trẻ nên bổ sung thêm nhiều rau củ quả say nhuyễn nấu chung với cháo say, bột, hoặc sinh tố hoa quả vì những món ăn này vừa dễ ăn lại vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện khỏe mạnh của trẻ như vitamin A, C, chất xơ…
Một số bệnh thường gặp khi trẻ ở tháng thứ 8
Trong tháng này trẻ bắt đầu tập ăn nhiều loại thức ăn mới có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ngoài những bệnh cảm cúm thông thường dễ mắc, rôm sảy, mụn nhọt do sự thay đổi thời tiết, trẻ còn rất dễ mắc phải một số bệnh có tính chất nguy hiểm hơn như dị ứng thức ăn.
Nguyên nhân có thể do những thức ăn này quá nhiều chất dinh dưỡng trẻ không tiếp thu được gây ra đau bụng, tiêu chảy, hoặc nổi mề đay…Bạn cần quan sát thử nghiệm các phản ứng của trẻ trước khi áp dụng một món ăn mới.