Trẻ xem TV nhiều có tốt không?

0
1228

Trẻ xem ti vi sớm có ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý không? Rất nhiều bậc cha mẹ dùng các chương trình quảng cáo, phim hoạt hình trên tivi cho trẻ xem để thu hút sự chú ý của trẻ, dễ dàng cho ăn hoặc cha mẹ quá bận rộn nên cho con xem tivi để bé ngồi yên cho cha mẹ làm việc. Nhiều khi lại là mẹ xem tivi nên cho con ngồi xem cùng luôn. Điều này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng cực không tốt tới sự phát triển và nhận thức của trẻ.

Trẻ xem TV nhiều có tốt không?
Trẻ xem TV nhiều có tốt không?

Có nên cho trẻ xem tivi?

Tivi có ở khắp mọi nơi, mẹ không thể hoàn toàn khống chế được, vì thế mẹ nên cố gắng hạn chế tối đa việc cho bé xem tivi. Khi xem tivi, trẻ chỉ có nghe mà không đối đáp lại, tiếp thu thông tin một chiều, làm trẻ chậm nói, khả năng giao tiếp và diễn đạt bằng ngôn ngữ kém. Nhiều khi trẻ hiểu mà không thể diễn đạt được ý muốn nói cho người khác hiểu.

Tác hại của việc cho trẻ xem tivi sớm

Nếu cho trẻ 1 tháng rưỡi tuổi nghe bằng tai, nhìn bằng mắt cái ti vi đang bật, trẻ sẽ khắc ấn các hình ảnh/ âm thanh của TV ngay. Như vậy, không còn phản ứng với tiếng nói thật của người mẹ, mẹ có cho xem, có nói chuyện cho nghe, có hát cho nghe thì trẻ cũng không phản ứng nữa. Với những trẻ em này, đến 2, 3 tuổi thường có những biểu hiện sinh hoạt như sau:

  • Không nói
  • Không nhìn vào ánh mắt của mẹ
  • Quá hiếu động không thể ngồi yên
  • Thích các chương trình quảng cáo trên tivi, thích hát theo các bài hát quảng cáo
  • Không tự làm các việc xung quanh của mình
  • Không sợ, không biết thế nào là nguy hiểm
  • Thích máy móc và bắt chước làm theo

Để hiểu rõ hơn tác hại của việc nuôi dạy con mà cho con xem tivi sớm, mời các mẹ tham khảo những nhận định khoa học của phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman:

Nói về tính quyết định từ các ấn tượng nhận được từ thế giới bên ngoài đầu tiên của trẻ sơ sinh, học giả so sánh vận động người Úc tên Doman đã chỉ trích “ Học tập của động vật (kể cả người), nhất là học tập khi mới ra đời, là hiện tượng gọi là khắc ấn (ghi sâu vào trí não).

Ví dụ như, loài chim như vịt trời, ngỗng, vịt ( là loài chim vừa ra khỏi vỏ trứng đã có đầy đủ lông khắp mình và bước đi bằng chân được) thì có bản năng đi theo vật gì di động trước mắt nó khi nó vừa ra khỏi vỏ trứng. Đối với gà con, cái vật di động đầu tiên nó nhìn thấy thường là gà mẹ. Việc đi theo gà mẹ là an toàn và là sự sinh tồn của nó nên gà con có hành động đi theo mẹ là hợp lý. Hành động đi theo con mẹ của vịt trời, ngỗng, vịt, gà cho đến nay được lý giải là hành động có tính bản năng, thế nhưng, cần phải cải chính thêm một chút là gà/ chim con sau khi nở, cái vật di động đầu tiên nó nhìn thấy nó đều đi theo, bất kể có phải là gà mẹ/ chim mẹ cùng loài của nó hay không. Tồn tại một qui luật như vậy, gọi là quy luật khắc ấn.

Ví dụ như, vật di động đó là một người, thì gà con cũng đi theo người đó. Nếu vật di động là con gà bằng nhựa chạy dây cót, thì gà con cũng không đi tìm mẹ gà thật của nó, mà chạy theo con gà nhựa dây cót đó ngay… Qui luật khắc ấn mà Glenn Doman nói có một ý nghĩa to lớn. Vì nó đúng với cả con của người. Trong môi trường mà trẻ được sinh ra, đâu đâu cũng có Ti vi. Vì vậy theo Glenn Doman dù mẹ yêu con, chiều chuộng con cũng không nên cho trẻ xem ti vi.