Mang thai tháng thứ 6 cơ thể bé phát triển mạnh, vào tháng thứ 6 thai nhi bắt đầu hình thành cá tính. Mẹ bầu có những biểu rạn da trong tháng 6 này.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Khi bước sang tháng thứ 7 của thai nhi, lúc này em bé trong bụng mẹ đã có những thay đổi nhất định và điển hình là các ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiệ, Trong tuần thai tháng thứ 7 này cái “đuôi” đã dần dần biến mất rồi đấy các mẹ. Vào tháng này cơ thể người mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột. Vì thế mà mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn mệt mỏi và căng thẳng kéo dài trong những tháng đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thiên thân nhỏ trong tháng thứ 7 này nhé.
Vào tháng thứ 7 của thai nhi em bé của bạn nặng khoảng 1,2 kg và dài khoảng 40 – 44cm. Thời điểm này hệ thống tiêu hoá và thận phát triển đầy đủ, Những móng tay cũng bắt đầu hình thành. Chính vì vậy hệ hô hấp và nhiệt độ bên trong có thể tự điều chỉnh. Vào tháng này bé cần nhiều không gian hơn trong tử cung và cảm thấy chật hẹp nên ít di chuyển. Thông thường trong tháng này bé đã định vị bản thân theo chiều dọc, đầu của bé hướng xuống dưới. Em bé bắt đầu khám phá, di chuyển cơ thể, bàn tay, ngón chân,…
1. Thai nhi 25 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi
Khi bước vào tuần thai thứ 25 mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Thời điểm này em bé đã có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ khi hai bạn trò chuyện với nhau, vì vậy bố mẹ nên nc cùng với bé nhiều hơn nhé.
Trong tháng ngày bé bắt đầu hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, Việc này rất cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít ngụm không khí đầu tiên.
Bắt đầu từ tuần 25 cơ thể của thai nhi bắt đầu tích mỡ. Vào thời gian này Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu
Trong tuần thai 25 cơ thể mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau mông, đau hông, bệnh táo bón, trĩ, ngứa da… Tuy nhiên, một tin đáng mừng là tất cả những triệu chứng này đều không gây hại cho thai nhi thế nhưng chúng sẽ làm mẹ bầu khá khó chịu đấy. Sau khi sinh nở, những triệu chứng này cũng sẽ khỏi hẳn.
Một dấu hiệu nữa cũng thường xuất hiện ở giai đoạn thai kỳ này là mắt mẹ trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là “khô mắt”. Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên.
2. Thai nhi 26 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900g (bằng cỡ một bông súp lơ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên bạn chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu
Vào tháng thứ 7 của thai nhi, cơ thể bạn đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của bạn lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.
Mẹ có thể thường bị đau nhức khi bước vào tuần thai thứ 26. Ngoài ra tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp bạn giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
3. Thai nhi 27 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi
Khi bước vào tuần thai thứ 27, em bé của bạn đã nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi. Với thị lực đã phát triển, bé có thể có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ. Bé cũng đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ
Bước vào tuần thai 27 bụng của mẹ bầu đã phát triển khá to. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới. Nhưng mẹ đừng lo lắng vì điều này nhé, đây là một dấu hiệu tốt cho bạn.
Ở tuần thai thứ 27 bạn nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện ra tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Ở tuần thai thứ 27 này nhiều bà mẹ có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Nếu cảm giác này giảm bớt khi bạn cử động, bạn có thể mắc hội chứng “chân không nghỉ” (RLS). Không ai biết rõ nguyên nhân gây ra RLS, nhưng nó tương đối phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Thử duỗi hoặc xoa bóp đôi chân, hạn chế sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích vì caffeine có thể làm cho triệu chứng này nặng hơn. Nhờ bác sĩ tư vấn liệu có nên dùng viên sắt để cải thiện triệu chứng RLS với tình trạng thể chất của bạn không nhé.
4. Thai nhi 28 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi
Khi bước vào tuần thai 28 trọng lượng cơ thể bé 1,1kg và dài hơn 38cm. Trong tuần này đôi mắt của bé đang tiếp tục hoàn thiện. Các cơ bắp vững chãi hơn. Phổi cũng đã có thể hít thở được không khí. Đặc biệt, bộ não bé đang phát triển hàng triệu neuron thần kinh. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của bé, bạn sẽ cần rất nhiều protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Thời kỳ tuần 28 thai nhi đang hấp thụ rất nhiều canxi, vì vậy hãy nhớ uống sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua…. Ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển thai kỳ, mỗi ngày bé cần khoảng 250mg canxi để hỗ trợ bộ xương phát triển cứng cáp!
Những thay đổi trong cơ thể mẹ
Ở tuần thai thứ 28 mẹ sẽ gặp phải một số triệu chứng như ợ nóng và táo bón có thể quay lại làm phiền bạn. Tình trạng giãn cơ ở đường tiêu hóa do hormone thai kỳ đặc biệt khi bạn ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi và ợ nóng, dễ dẫn tới táo bón. Để ngăn ngừa táo bón, hãy ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
Ngoài ra ở tuần này phần tử cung to ra cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ. Đặc biệt là những mạch máu sưng lên ở vùng hậu môn là hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. May mắn thay, hiện tượng này thường mất đi vài tuần sau khi sinh.
Nếu bị ngứa hoặc đau hậu môn, thử ngâm mình trong bồn tắm hoặc chườm lạnh kết hợp thoa thuốc chống sưng ở vùng đau ngứa. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai, và cần cho bác sĩ biết nếu bị chảy máu.
Trong thời kỳ mang thai, một số mẹ cũng có thể bị “hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa”- hiện tượng thay đổi nhịp tim và huyết áp khi nằm ngửa, khiến bạn cảm thấy chóng mặt cho đến khi thay đổi tư thế. Bạn cũng có thể thấy chóng mặt nếu đứng lên quá nhanh. Để tránh chóng mặt, hãy nằm nghiêng và từ từ thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi rồi đứng.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng 7
Tại thời điểm này, cơ thể bạn đã tăng thêm từ 7-9 kg. Có lẽ bạn cũng cảm thấy mình nặng nề hơn rồi đúng không? Nếu bây giờ MarryBaby khuyên bạn nên tăng cường thêm chất béo cho cơ thể, liệu bạn có lắc đầu lè lưỡi không?
Thật ra, trong giai đoạn này, bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Vì vậy, bổ sung thêm axit béo trong bữa ăn hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Không cần nhiều, bạn chỉ cần thêm một ít dầu thực vật khi chế biến món ăn. Các loại dầu thực vật là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hạt bí, hạt hướng dương… cũng rất thích hợp để bạn nhâm nhi cho đỡ buồn miệng.
Đây cũng là thời điểm bạn phải tăng cường bổ sung thêm canxi cho cơ thể. Vì trong tháng thứ 7 này, xương cuả bé đang bắt đầu hoàn thiện dần. 250mg canxi mỗi ngày có thể giúp xương bé cứng chắc hơn nhiều. Bạn có thể thêm sữa hoặc thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa chua… trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
Bài tập khi mang thai tháng 7
Cơ thể nặng nề làm nhiều mẹ lười tập thể dục hơn hẳn. Nếu vậy, bạn có thể xem xét đến việc tập tạ trong khoảng thời gian này. Đừng nghĩ tập tạ chỉ dành cho “đấng mày râu”. Bạn đang nhầm to rồi đấy! Bài tập tạ sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và săn chắc hơn. Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn có thể đứng hoặc ngồi khi thực hiện các động tác với tạ. Nhưng nhớ chỉ nên dùng tạ có trọng lượng nhẹ thôi nhé. Và cũng nhớ tránh động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa.
Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 7
Dù không thức khuya hay bị mất ngủ, mắt bạn vẫn sưng lên vì bọng nước mỗi sáng thức dậy. Tình trạng tích nước này không chỉ ảnh hưởng lên mỗi chân hay tay vào những tháng gần cuối thai kỳ mà còn có thể tác động tương tự đến cửa sổ tâm hồn. Lúc này, bạn nên uống nhiều nước. Bạn có thể đắp một miếng dưa leo hoặc túi trà lọc ướp lạnh để giảm tình trạng bọng mắt sau khi ngủ dậy.
Không chỉ bị sưng mắt, thời gian này bạn cũng rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch. Những mạch máu sưng lên, xuất hiện lồ lộ dưới da không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu báo động về sức khỏe bà bầu. Bạn nên ưu tiên chọn quần áo và giày dép tạo cảm giác dễ chịu và tăng cường bổ sung thêm nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Xem thêm:
Bích Thảo / Nguồn báo sức khỏe cộng đồng