Mang thai tháng thứ 5

0
1492

Mang thai tháng thứ 5 cơ thể thai nhi phát triển hoàn thiện. Ở tháng thứ 5 cơ thể mẹ có nhiều thay đổi khác biệt về vóc dáng và tính cách.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Các mẹ thân yêu hiện này thai nhi của bạn đã đến tháng thứ 5 rồi đó, vậy là chu kỳ mang thai của bạn đã đi được một nửa chặng đường rồi đó. Bạn đã sắp chở thành bà mẹ tương lại. Ở tháng thứ 5 bạn sẽ không phải chịu những cơn ốm nghén vật vã lắm, nhưng ở tuần này bạn sẽ phải chịu những cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc chứng phù chân đôi khi vẫn “hành hạ” đó.

Thai nhi 5 tháng tuổi
Thai nhi 5 tháng tuổi

1. Thai nhi 17 tuần tuổi của tháng thứ 5

Sự phát triển của thai nhi

Tuần 17 thai nhi của bạn đã nặng khoảng 200g. từ đầu đến mông bé dài 14cm, lúc này bé bằng khoảng cỡ quả ớt chuông.

Tuần 17 thiên thân yêu của bạn đã biết duỗi tay chân và bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tới. Làn da của bé mỏng có thể trông thấy mạch máu đang được hình thành trong cơ thể. Thời điểm này một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.

Nếu thiên thần của bạn là một bé gái, thì phần tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Còn nếu thai nhi bạn là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.

Mang thai tháng thứ 5
Hình ảnh cho mẹ bầu 5 tháng tuổi

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Ở tuần này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đói và cảm thấy thèm ăn hơn. Trong giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy liên tục thèm ăn. Bên cạnh đó bạn nên chọn những bữa ăn chính và nhẹ giàu dinh dưỡng thay vì loại thực phẩm không chứa calo như khoai tây chiên, kẹo hoặc các chất ngọt.

Từ giai đoạn này tốt nhất là bạn nên ghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần. Vì khi nằm ngửa hoàn toàn, tử cung của bạn có thể đè lên tĩnh mạch chính, làm giảm lượng máu chảy về tim của bạn. Thử đặt một cái gối dưới lưng hoặc hông hoặc chân cao hơn để thấy dễ chịu. Nhớ chọn mua những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái từ giờ.

2. Thai nhi 18 tuần tuổi của tháng thứ 5

Sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thai thứ 18 các giác quan của bé sẽ phát triển nhanh chóng phần não bộ của bé đang phân định các vùng riêng biệt cho khứu giác, vị giác, thích giác, thị giác và xúc giác. Thời điểm này bé đã có thể nghe được giọng nói của bạn, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi bạn muốn.

Lúc này bé của bạn nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Phần tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Lúc này các mẹ sẽ cảm thấy rất nặng nề vì cơ thể bạn tăng cân lên thấy. Tuy vậy, bạn sẽ còn tăng cân nhanh hơn ở những tuần tới. Tuần này các mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông nhất là khi bạn đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều.

Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung trong quá trình phát triển thai kỳ, do kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, hãy gọi điện cho bác sĩ.

Thời điểm này của quá trình mang thai, có thể bạn cũng nhận thấy lòng bàn tay của bạn đỏ hơn. Bạn không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Bạn cũng có thể có các vệt da tối gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma. Bạn có thể nhận thấy thâm ở nhũ hoa, tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ. Một vệt tối màu dài từ rốn đến xương mu xuất hiện.

3. Thai nhi 19 tuần tuổi của tháng thứ 5

sự phát triển của thai nhi

Vào tuần thứ 19 của thai nhi. Em bé của bạn nặng chừng 300g. Từ đầu đến chân của bé dài khoảng 16,5cm, hoặc 25,5cm nếu tính từ đầu đến gót chân, bằng cỡ một quả chuối. Ở tuần này do chân của bé co vào trước thân nên chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông.

Tuần 19 em bé của bạn bắt đầu biết nuốt vào nhiều hơn, Đây là điều tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng thải ra phân su. Chất dính màu đen này sẽ tích tụ trong ruột của bé trong quá trình phát triển của thai kỳ và sẽ được thải ra ngoài cơ thể trong lần bẩn tã đầu tiên của bé. Cũng có một số trẻ sơ sinh khác thải phân su trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chào đời.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Thời điểm này bạn đã trải qua một nửa của quá trình mang thai. Phàn chóp tử cung của bạn lúc này nằm ở khoảng rốn và bạn tăng khoảng 4,5kg. Thời điểm này ban cũng chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần từ bây giờ. Bạn nên tăng cân ở thời điểm này, chình vì vậy bạn không nên ăn kiêng giảm cân.

Trong cả quá trình mang thai việc bổ sung sắt vào cơ thể là điều cần thiết. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của bạn cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm, cũng như bổ trợ cho quá trình phát triển của bé và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt tốt nhất cho thai phụ. Thịt gia cầm, nhất là loại sẫm màu cũng có chứa sắt. Một số nguồn sắt không phải dạng thịt phổ biến gồm các loại cây họ đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc giàu sắt.

4. Thai nhi 20 tuần tuổi của tháng thứ 5

Sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thứ 20 lúc này bé đã nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm, Lúc này cơ thể bé cỡ bằng một củ cà rốt. Ở tuần này bạn sẽ sớm cảm thấy như bé đang tập luyện võ khi những chuyển động nhẹ ban đầu biến thành những lần đạp và huých mạnh mẽ. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện. Nếu là bé gái, âm đạo của bé cũng được hình thành.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ

Trong tuần 20 của quá trình mang thai bạn sẽ cảm thấy khá thoải mái vì vẫn chưa quá nặng nề và hầu hết những khó chịu ở giai đoạn đầu của thai kỳ đã qua. Bạn nên tranh thủ thư giãn và tận hưởng trước khi giai đoạn cuối của thai kỳ đến gần.

Bên cạnh đó bạn sẽ không gặp vài sự cố nhỏ, chẳng hạn những thức ăn nhiều dầu có thể gây ra mụn. Hãy thường xuyên rửa mặt kỹ với xà phòng dạng nhẹ hoặc sữa rửa mặt mỗi ngày. Đảm bảo những loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm bạn sử dụng không chứa dầu.

Nếu da mặt bạn có bị mụn bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn dạng uống nào vì một số loại rất nguy hiểm cho thai kỳ . Cũng không nên bôi thuốc trị mụn ngoài da mà không có ý kiến bác sĩ.

Lúc này bạn dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Khi thai lớn dần, có sự gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân, đồng thời mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi. Bạn có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này đã từng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, tình trạng có thể tệ hơn trong những lần mang thai tiếp theo và khi bạn đã có tuổi. Điều duy nhất bạn nên làm trong trường hợp này là thập thể dục thường xuyên.

Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu 5 tháng

Vào thời điểm này chắc hẳn bạn sẽ tắng lên khoảng 3 đến 5 kg rồi nhỉ? Nếu tận bây giờ mà cân không nhúc nhích tí nào thì bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng của mình rồi đấy! đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn này mẹ nhé!

Ngoài ra bạn cũng nên chú trọng đến việc bổ sung canxi cho cơ thể vì giai đoạn này bé cưng rất cần canxi để hoàn thiện và phát triển xương của mình. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng tê ngón tay, thốn gót… bạn nên thông báo với bác sĩ để được bổ sung thêm canxi.

Tăng cường thêm lượng nước cho cơ thể, bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nếu muốn, bạn cũng có thể uống thêm nước dừa và nước mía để bổ sung thêm dưỡng chất cơ thể trong giai đoạn này. Nhưng nhớ tuyệt đối đừng uống quá nhiều nhé!

Bài tập tốt cho mẹ bầu tháng thứ 5

Trong tháng 5 này bạn nên thường xuyên đi bơi sẽ rất tốt. Việc ngâm mình dưới nước và thực hiện một số chuyển động nhẹ nhàng giúp bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn hẳn. Khi đi bơi, bạn nên đảm bảo rằng không vận động quá sức, và đặc biệt đừng quên thoa kem chống nắng vì làn da đang trong thời kỳ rất nhạy cảm đấy. Luôn uống nhiều nước khoảng 2-3 lít mỗi ngày, khi tập luyện nên uống mỗi ly nước cách nhau khoảng một giờ.

Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 5

Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng nhiều bệnh răng miệng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Vì vậy, bạn đừng quên kiểm tra định kỳ răng miệng để phòng những trường hợp xấu có thể sảy ra nhé!

Nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ tương lai sẽ trải qua một thai kỳ tuyệt vời hơn khi người chồng tích cực đồng hành cùng họ, làm cho họ cảm thấy an tâm về người bạn đời của mình vì anh ấy không chỉ là một người chồng giỏi mà còn là một người cha tốt! Đây mới chính là liều thuốc mà các bà mẹ…
Ngoài ra, việc thay đổi hocmone trong thời kỳ mang thai làm cho tóc bạn trở nên dày hơn hẳn. Tất nhiên, đi kèm theo đó là lông tay, lông chân – họ hàng nhà tóc cũng mọc lên vô số. Nếu như có ý định “diệt cỏ” trong thời gian này, có lẽ bạn nên cân nhắc một chút đấy! Kem/gel để wax lông hay áp dụng tia laser là các biện pháp bạn nên tránh. Tuy chưa có bằng chứng khoa học về những tác hại của phương pháp triệt lông này, nhưng cẩn tắc vô áy náy phải không? Thay vào đó, bạn có thể nhổ lông mày, dùng dao cạo để triệt lông. Cách này hoàn toàn an toàn không gây nguy hiểm chút nào đâu.

Xem thêm: 

Hoài Nam / Nguồn báo Sức khỏe cộng đồng